- Chuyên đề:
- Viêm họng
Viêm VA và viêm amidan có nhiều triệu chứng khác nhau nhưng đều có thể phòng ngừa bằng thảo dược, thực phẩm chức năng...
Trẻ chậm lớn, kém thông minh vì biến chứng viêm VA
Viêm VA ở trẻ: Sớm không trị, muộn bị gù lưng, thấp khớp
Trẻ viêm VA có nguy hiểm không?
Trẻ bị viêm VA cấp tính có cần nạo VA?
Viêm VA là gì?
VA là tổ chức lympho bình thường bao gồm nhiều tế bào bạch cầu. Ở họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer trong đó có amidan vòi và amidan vòm họng. Mọi đứa trẻ khi sinh ra đều đã có VA và phát triển đến cao độ khi trẻ khoảng 2 - 6 tuổi rồi teo dần đi. Trong một số trường hợp cá biệt, tổ chức này vẫn có thể thấy ở người trưởng thành.
Khi tổ chức này bị viêm và quá phát thì nó biến thành những khối to gọi là viêm VA, hay còn gọi là: Viêm sùi vòm, viêm họng mũi, viêm amidan vòm. Ở Việt Nam, theo ước tính, tỷ lệ trẻ bị viêm VA chiếm khoảng 30% trẻ em, lứa tuổi nhiều nhất là 2 - 5 tuổi.
Phân biệt viêm VA và viêm amidan:
Rất nhiều người hiểu lầm viêm VA và viêm amidan là cùng 1 bệnh, thực tế, đây là 2 bệnh khác nhau:
Viêm VA | Viêm amidan |
Viêm VA cấp: Trẻ bị sốt 38 - 39 độ C, chảy mũi, nghẹt mũi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi... Co giật hoặc khó thở do co thắt thanh quản. Đôi khi có phản ứng màng não như nôn mửa, rối loạn tiêu hóa... Đêm ngủ thường ngáy, nói giọng mũi kín. Viêm VA mạn tính: Trẻ bị chảy mũi và nghẹt mũi kéo dài, đôi khi nghẹt mũi hoàn toàn và phải thở bằng miệng. Thường hay sốt vặt, phát triển chậm so với lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh. Trẻ đãng trí kém tập trung tư tưởng thường do tai hơi nghễnh ngãng và não thiếu oxy do thiếu thở mạn tính, thường học kém. Gương mặt thay đổi: Miệng luôn há, trán dô, mũi tẹt, răng vẩu, cằm lẹm… |
Viêm amidan cấp: Sốt cao 38 - 39 độ C, người mệt mỏi, nhức đầu, thở khò khè. Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng, nhất là thành bên họng vị trí amidan, đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khi ho. Viêm nhiễm có thể lan xuống thanh quản, khí quản gây nên ho từng cơn, đau và có đờm nhầy, giọng khàn nhẹ. Viêm Amidan mạn tính: Có khi không có triệu chứng gì ngoài những đợt tái phát hoặc hồi viêm có triệu chứng giống như viêm amidan cấp tính. Đôi khi có toàn trạng gầy yếu, da xanh, da lạnh, ngây ngấy sốt về chiều, hơi thở hôi, ho khan... Viêm amidan mạn tính quá phát: Thở khò khè, đêm ngủ ngáy to, đôi khi khó thở, có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ. |
Khi trẻ bị viêm VA cần được bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng khám chữa kịp thời. Các mẹ không nên tự chẩn đoán bệnh và cho trẻ sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào.
Hai bệnh dù bản chất khác nhau nhưng lại có cùng cách phòng ngừa. Việc phòng viêm VA và viêm amidan ở trẻ không phải việc cha mẹ có thể thực hiện chỉ ngày một ngày hai mà cần sự kiên trì và kết hợp nhiều yếu tố. Câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” không bao giờ thừa, tránh được việc phải sử dụng thuốc bằng chế độ chăm sóc trẻ cẩn thận, thực phẩm dinh dưỡng và bổ sung thực phẩm chức năng là việc mà các bậc cha mẹ nên làm. Có thể lựa chọn các sản phẩm có thành phần: ImmuneGamma, Kha tử, Bướm bạc, Mào gà trắng, Cam thảo bắc, lá Hà thủ ô đỏ… giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp mũi họng khỏe trẻ lớn nhanh.
Biết Tuốt H+
Sản phẩm tham khảo: Thực phẩm chức năng cốm BigBB Plus
Bình luận của bạn