Có nên dùng cây cứt lợn để trị viêm xoang cho trẻ?

Hoa ngũ sắc có tác dụng chống viêm, rất tốt với bệnh nhân viêm xoang

Bệnh viêm xoang: Chữa Đông y hay Tây y hiệu quả?

Ngừa viêm xoang tái phát khi chuyển mùa như thế nào?

Cách sử dụng tinh dầu oải hương điều trị viêm xoang

Chữa đau xoang mùa lạnh bằng phương pháp tự nhiên

Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM.

Chào bạn!

Viêm xoang là hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi do viêm nhiễm gây phù nề hoặc mủ ứ đọng. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh có thể tái phát. Điều trị viêm mũi xoang phụ thuộc vào từng giai đoạn. Tùy theo tổn thương của niêm mạc mũi xoang cũng như nguyên nhân gây viêm mũi xoang mà bác sỹ sẽ có những cách xử trí khác nhau. 

Viêm xoang có thể được điều trị bằng cả Đông y, Tây y hoặc phối hợp cả 2 phương pháp trên. Một trong các thảo dược được thầy thuốc Đông y sử dụng trong điều trị viêm xoang là hoa cứt lợn (còn gọi là hoa ngũ sắc, cỏ hôi). Cứt lợn là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao chừng 25 - 50 cm, mọc hoang ở nhiều nơi. 

Các thí nghiệm trên động vật cho thấy: Hoạt chất dược lý của hoa cứt lợn có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mạn tính. Để dùng cứt lợn để chữa viêm xoang cho trẻ, bạn có thể áp dụng cách sau: Rửa sạch, ngâm cây cứt lợn vào nước muối 1 lúc rồi vớt ra; Giã dập, vắt lấy nước cho vào lọ thuốc nhỏ mũi: Dùng nước này nhỏ vào mũi ngày 4, 5 lần.

Khi sử dụng nước ép cây cứt lợn để nhỏ mũi bạn cần lưu ý điều sau: Bên cạnh tác dụng chống viêm, nước chiết hoa cứt lợn còn kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết nên khi dùng bé có thể cảm thấy rát bỏng toàn bộ niêm mạc mũi, nước mũi chảy nhiều hơn kéo theo mủ đọng trong lòng xoang và hốc mũi. Vì thế, hoa cứt lợn chỉ nên dùng trong giai đoạn viêm xoang đang có mủ tồn đọng. Đến giai đoạn kế tiếp, khi nước mũi chuyển sang dịch trong thì không nên tiếp tục dùng hoa cứt lợn mà nên phối hợp với các thuốc có tác dụng giảm xuất tiết của niêm mạc mũi. Trước khi dùng cho trẻ, bạn nên thử nhỏ trước cho trẻ 1 ít trước xem trẻ có bị dị ứng với hoa cứt lợn không. 

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện. Bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc để về nhỏ mũi cho bé, tuy nhiên, cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng xem có phù hợp với trẻ em hay không.

Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh!
 

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị