Từ, Bi, Hỉ, Xả: Bốn chất liệu của tình yêu thương đích thực!

Yêu thương đem lại niềm vui, lấy vơi đi đau khổ cho mỗi người

Lưu ý để đo nhịp tim chính xác bằng máy đo huyết áp

Khẩn trương thực hiện hợp đồng mua vaccine COVID-19 cho trẻ em

Bộ Y tế nói gì về tình trạng khan hiếm và biến động giá kit test nhanh COVID-19?

Xơ vữa động mạch chi dưới: Những điều bạn cần biết

Trích: Đạo Phật của tuổi trẻ - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Từ nghĩa là đem lại, là hiến tặng niềm vui cho người ta thương. Làm sao cho bố ta, mẹ ta, em ta và người ta thương có hạnh phúc mỗi ngày, Mà muốn cho người đó có hạnh phúc thì trước tiên ta phải hiểu người đó, biết người đó cần cái gì, biết người đó không cần gì. Thương không phải là ép người ta theo cách của mình. Thương mà ép buộc người đó theo quan điểm, theo ước muốn của ta tức là đàn áp, là độc tài. Đó không phải là tình thương đích thực. Đó là tình thương chiếm hữu. Ta phải thương như thế nào để người thương của ta được tự do, nghĩa là ta phải hiểu, phải biết  người ta thương muốn cái gì, cần cái gì và không cần cái gì. Cho nên hiểu là bản chất của thương.

Có hiểu ba thì ta mới thương ba được, có hiểu mẹ thì ta mới thương mẹ được, có hiểu con, thấy được những khó khăn của con thì ta mới thương con được. Nếu không cho người ta thương chút niềm vui nào, ngày nào cũng sầu cũng khổ thì ta đâu có thật sự thương theo tinh thần của từ. Cố nhiên, cha mẹ nào mà không thương con, muốn con nên người, con cái nào mà không thương cha mẹ... Nhưng tại sao càng thương ta lại càng làm khổ nhau? Lời nói thương yêu của ta có thể rất rỗng không. Ngày nào ta cũng thốt ra chữ thương, nhưng người ta thương ngày nào cũng khổ, thì ta phải quán chiếu lại xem tình thương của ta có mang chất liệu của từ hay không. Từ là khả năng hiến tặng hạnh phúc mỗi ngày. "Buổi sáng dâng niềm vui cho người."

Bi là gì? Bi là khả năng làm vơi đi, lấy đi nỗi khổ niềm đau nơi người kia. Ta thấy trong người kia có những nỗi khổ đau nào thì ta tìm tới hỏi thăm, và khi biết được những khổ đau của họ rồi thì ta thương, ta tìm mọi cách để giúp người đó chuyển hóa khổ đa, ta cố gắng không làm những điều này, tránh làm những điều kia và bảo hộ cho người đó để người đó không khổ đau nữa. Đó gọi là bi.

Tu bi

Từ Bi là hai chất liệu có công năng đem lại niềm vui đích thực cho người và làm vơi đi khổ đau của người. (tranh thư pháp Xuân Tấn)

Hỷ - niềm vui, là chất liệu thứ ba của bốn tâm vô lượng. Tình thương chân thật phải có niềm vui. Nếu thương nha mà hai bên đều đau khổ mỗi ngày thì tình thương ấy không phải là tình thương đích thực, không phải là tình thương theo tinh thần của bốn tâm vô lượng. Vì thế ta phải nhìn lại bản chất tình thương của ta, xem thử tình thương ấy có phải là chất liệu của hỷ không. Nếu không có chất liệu của hỷ thì tình thương ấy chưa phải là tình thương đích thực mà chỉ là thứ tình thương có tính chất độc tài, chiếm hữu. Ta xem người kia là vật sở hữu của ta. Thương như vậy thì càng thương ta càng làm cho người kia ngộp thở, mất hết tự do. Càng thương ta càng làm cho người kia bị thương. Cho nên, hỷ là một chứng cứ cho ta biết rằng đó là tình thương chân thật của Bụt dạy.

Tâm vô lượng thứ tư là Xả. Xả là gì? Xả tức là không kỳ thị, không phân biệt, là khả năng bao dụng không bỏ sót một ai dùng người đó đã từng làm mình khổ đau, điêu đứng. Ta lấy ví dụ bàn tay. Bàn tay phải của tôi đã viết ra bao nhiêu cuốn sách, ít nhất là 75 cuốn, và đã làm biết bao nhiêu bài thơ. Nó còn biết thỉnh chuông, thỉnh mõ, rải nước cam lộ tịnh thủy,, viết thư pháp... Bàn tay phải biết làm rất nhiều việc. Nhưng bàn tay phải của tôi không bao giờ chê bàn tay trái rằng, "Mày là đồ vô dụng. Tao là bàn tay phải và tao phải làm hết mọi việc, còn mày chẳng biết làm gì, chỉ biết ngồi chơi xơi nước thôi." Bàn tay phải của tôi không bao giờ nói với bàn tay trái như vậy. Có một lần bàn tay phải cầm cái búa, bàn tay trái cầm cái đinh, rồi bàn tay phải sơ ý sao đó, thay vì đóng lên đầu cái đinh thhif nó lại nhằm vào ngón tay của bàn tay trái. Đau qúa chừng. Lúc đó, bàn tay phải lập tức buông cái búa xuống, nắm lấy bàn tay trái mà chăm sóc. Trong lúc chăm sóc bàn tay trái, bàn tay phải không nói rằng: "Tao là bàn tay phải, tao đang chăm sóc cho mày, mày phải nhớ ơn tao." Bàn tay phải không bao giờ có ý niệm phân biệt, kỳ thị như vậy. Tại vì, bàn tay phải có tuệ giác rằng, nó với bàn tay trái, tuy hai kỳ thực chỉ là một. Hai bàn tay không bao giờ kỳ thị, phân biệt nhau. Cái đó trong đạo Bụt gọi là Vô phân biệt trí

Empty

Thương yêu tức là đem lai hạnh phúc đích thực cho mình và cho người mình yêu thương.

Vô phân biệt trí tức là cái trí không có sự phân biệt ta ngươi, giữa người thương và người được thương. Thương là thương thôi chứ không phải vì người đó theo cùng một tôn giáo với ta hay vì người đó cùng một nước với ta nên ta thương hơn, hoặc vì người đó là con của ta nên ta thương hơn con của ngwoif khác. Đó là tình thương lớn, gọi là tâm đại bi. Hễ nơi nào có sự khổ đau thì nơi đó cần có sự thương yêu, không kỳ thị màu da, chủng tộc hay tôn giáo.

Thế nhưng bàn tay phải cũng phải biết thương bàn tay phải, chứ không thể cho rằng thương tức là thương những cái khác thôi chứ không có quyền thương mình. Tại vì vô phân biệt tức là không có kỳ thị, dẫu là kỳ thị chính mình. Các bộ phận như tim, gan, tỳ, phế, thận đều hợp theo cái trí tuệ đó, nghĩa là không có sự chống báng nhau. Tay phải và tay trái cũng đều hợp theo cái trí tuệ đó. Cho nên, hai chân cũng vậy, chúng không có sự kỳ, chống báng nhau. Ta phải học cho được cái Trí vô phân biệt đó, có khi gọi cái Trí đó là Trí vô ngã, Trí tương tức, tức là không có cái ta riêng biệt.

Đây là giáo lý rất thâm sâu và nhiệm màu của đạo Bụt. Khi thương con hay thương người bạn đồng hành của ta thì ta phải thương theo tinh thần đó. Phải thấy rằng tất cả niềm đau nỗi khổ của người đó cũng chính là niềm đau nỗi khổ của ta, tất cả niềm hạnh phúc của người đó cũng chính là hạnh phúc của ta. 

 
PV (lược trích)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức