Nữ mọc râu, nam hỏng "súng" do tùy tiện dùng thuốc chữa hen

Nhiều trường hợp bị biến chứng do tùy tiện sử dụng thuốc chữa hen - Ảnh: Thúy Anh

Hen phế quản - kẻ đồng hành nguy hiểm

Phòng hen phế quản cho trẻ bằng cách nào?

Hen phế quản có di truyền không?

Tăng nguy cơ hen phế quản ở trẻ do dùng đồ nhựa

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn cảnh báo: “Tai họa lớn với bệnh nhân hen là thích điều trị nhanh, rẻ tiền, hiệu quả. Nhiều người đã mách nhau dùng một loại thuốc tiêm có hoạt chất là corticoid tác dụng chậm. Chỉ với 1 liều tiêm có chi phí vài chục ngàn đồng, bệnh nhân có thể “khỏi” hen, tươi tỉnh cả tháng, thậm chí hai tháng. Nhưng hậu quả là nhập viện sau một thời gian dùng thuốc với hàng loạt biến chứng: Sưng phù mặt, bụng; Teo tay chân, teo cơ, loãng xương, suy tuyến tượng thận do sử dụng sai chỉ định".

Theo TS Nguyễn Văn Đoàn, trung tâm đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân hen đến từ Hà Nội, Phú Thọ, Hòa Bình và các tỉnh thành khác, với các hậu quả nặng nề do lạm dụng thuốc corticoid, trong đó có thuốc tiêm kể trên.
Là bệnh nhân của Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bệnh Mai, bệnh nhân Phạm Thị L. (67 tuổi), thân hình to béo do phù bụng; Ở vùng mặt, hai má căng bóng, mí mắt sưng mọng. Bệnh nhân cho biết, hơn một năm trước hay bị ốm, sốt, ho. Vào bệnh viện điều trị một đợt, khi ra viện vài tháng lại bị. Nghe theo lời mách của người quen, bà đi lấy thuốc đông y của thầy lang.
“Tôi dùng thuốc kéo dài từng đợt, lúc đầu thấy cũng êm êm, dễ chịu, bệnh ho thuyên giảm, nhưng gần đây thấy bụng, mặt phù to, da mặt căng hiện rõ cả những mạch máu, khiến lúc nào cũng đỏ lựng. Thấy vậy, con tôi đưa xuống Bệnh viện Bạch Mai khám mới biết nguyên nhân do thuốc đông y lại có thành phần thuốc tây gây tai biến thế này”, bà L. cho biết.
Cùng cảnh ngộ với bà L. là một bệnh nhân nam 37 tuổi. Khuôn mặt “bụ bẫm” với hai má căng tròn, bệnh nhân này cho biết bị hen phế quản lâu ngày, có đi khám bác sỹ nhưng không dùng thuốc, không tái khám theo hướng dẫn vì ngại đi lại. “Ai mách gì uống nấy, có khi dùng thuốc tiêm; Có khi dùng đợt thuốc uống; Uống cả thuốc đông y, cả thuốc tây mà vẫn có cơn hen kịch phát tưởng chết”, bệnh nhân này kể.
Bác sỹ điều trị cho biết, tình trạng của bệnh nhân này cũng có nguyên dân do lạm dụng thuốc uống có corticoid.
Nữ mọc râu, nam hỏng “súng”
Theo TS Nguyễn Văn Đoàn, dùng thuốc corticoid tiêm hay uống nếu không được kê đơn và sử dụng với liều kiểm soát của bác sỹ có nguy cơ dẫn đến hậu quả rất lớn cho sức khỏe. Thuốc này có thể gây hội chứng cursing với các hiện tượng: Mặt “trống” sưng to, đỏ rực, lông lá mọc nhiều, tăng huyết áp, suy tuyến thượng thận.
“Chúng tôi đã gặp bệnh nhân nữ mọc lông, râu như đàn ông sau thời gian điều trị hen bằng thuốc corticoid. Lạm dụng thuốc này còn gây với tình trạng gây tích mỡ ở bụng, gáy, khiến nhiều người nhập viện trong tình trạng mất cân đối: Bụng to, tròn, còn chân tay teo nhỏ”, TS Đoàn lưu ý.
Theo bác sỹ, ở trẻ nhỏ khi dùng corticoid dài ngày không theo hướng dẫn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến thượng thận khiến trẻ chậm phát triển. Có bệnh nhân là nam thanh niên 18 tuổi nhưng không có ria mép, cơ quan sinh sản bé như trẻ con do lạm dụng thuốc chữa hen tùy tiện. “Sử dụng không đúng thuốc khi điều trị hen là vô cùng nguy hại. Đây là bệnh cần điều trị lâu dài, dùng thuốc và tái khám nghiêm ngặt theo đơn của bác sỹ”, TS Đoàn khuyến cáo.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn