Tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vaccine COVIVAC nhóm tuổi 40 - 59

Vaccine COVIVAC đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, cho thấy an toàn, hiệu quả trên tiền lâm sàng

Việt Nam chính thức tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca

Không được chủ quan buông bỏ các phương pháp phòng bệnh cũ khi đã có vaccine

Phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vaccine ngừa COVID-19

Vaccine COVID-19 có đến đâu sẽ tiêm đến đó, thực hiện theo Nghị quyết 21

Từ ngày 5/3/2021, đơn vị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vaccine COVIVAC đã tiến hành tiếp nhận hồ sơ đăng ký của các tình nguyện viên. Sau 48 giờ đã có hàng nghìn người đăng ký làm tình nguyện viên, tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 được nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.

Khi tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine, các tình nguyện viên sẽ được hưởng các quyền lợi như:

- Được tiêm vaccine đã qua nghiên cứu kĩ lưỡng, cho thấy an toàn và hiệu quả trên tiền lâm sàng.

- Được mua bảo hiểm tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.

- Được khám, theo dõi và chăm sóc bởi đội ngũ y bác sỹ hàng đầu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

- Được hỗ trợ tiền đi lại (khoảng 3.300.000) khi tham gia nghiên cứu.

- Các thông tin cá nhân của tình nguyện viên được bảo mật tuyệt đối.

Vaccine COVIVAC là vaccine ngừa COVID-19 thứ 2 của Việt Nam tiến hành thử nghiệm lâm sàng - Ảnh: MOH

Sau khi khám sàng lọc đủ điều kiện, các tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng vaccine sẽ không cần cách ly, chỉ cần lưu lại nơi tiêm trong vòng 24 giờ để theo dõi sức khoẻ.

Mỗi tình nguyện viên sẽ được tiêm 2 mũi, mỗi mũi 0,5ml, cách nhau 28 ngày. 120 tình nguyện viên sẽ được chia thành 5 nhóm, trong đó có 1 nhóm dùng giả dược (dung dịch nước muối vô trùng). 4 nhóm còn lại sử dụng các liều vaccine 1mcg, 3mcg, 10mcg, 1mcg có bổ sung tá chất. Việc sử dụng giả dược sẽ giúp các chuyên gia so sánh, khẳng định vaccine nghiên cứu có hoạt động hay không.

Mục tiêu giai đoạn 1 là đánh giá độ an toàn và khả năng đáp ứng miễn dịch của vaccine để chọn ra 2 nhóm liều tối ưu nhất, từ đó tiếp tục chuyển sang nghiên cứu giai đoạn 2 với số lượng mẫu lớn hơn.

Mỗi tình nguyện viên sau khi tiêm vaccine sẽ được khám sức khoẻ 8 lần trong vòng 12 tháng, lấy mẫu máu 7 lần để đánh giá tình trạng sức khoẻ và đo lượng kháng thể sau tiêm.

Để đăng ký tham gia thử nghiệm, tình nguyện viên có thể thực hiện theo 4 cách sau:

- Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Dược lý lâm sàng, trường Đại học Y Hà Nội, số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Cách 2: Gọi qua số điện thoại 024.38523798 - 3188 hoặc qua các tư vấn viên hỗ trợ (số điện thoại các tư vấn viên hỗ trợ: ThS. Bùi Thị Hương Thảo: 092.66.88.666; ThS. Nguyễn Thị Thúy: 0977.25.14.19; ThS. Đặng Thị Ngọc Mai: 091.638.1234).

- Cách 3: Gửi qua email: [email protected].

- Cách 4: Truy cập trang web http://duoclylamsang.vn và điền theo mẫu đăng ký.

Theo TS. Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC), dự án nghiên cứu thử nghiệm vaccine COVIVAC của IVAC, trực thuộc Bộ Y tế đã được nghiên cứu từ tháng 5/2020 trên cơ sở hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.

Vaccine COVIVAC đã được nghiên cứu tiền lâm sàng tại Ấn Độ, Mỹ, Việt Nam. Kết quả cho thấy vaccine có tính an toàn và hiệu quả trên thực nghiệm, đạt đầy đủ các tiêu chuẩn để có thể thử nghiệm trên người.

COVIVAC là vaccine vector Newcastle (NDV), gắn gene biểu hiện protein S của virus SARS-CoV-2, được sản xuất trên công nghệ trứng gà có phôi. Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất vaccine dự phòng cúm mùa đang lưu hành tại Việt Nam.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội