AstraZeneca hiện được triển khai tiêm bắp cho người từ 18 tuổi trở lên
Hưng Yên cần chú ý công tác phòng dịch COVID-19 ở các KCN
Vaccine COVID-19 có đến đâu sẽ tiêm đến đó, thực hiện theo Nghị quyết 21
Quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm & "Chủ nghĩa dân tộc vaccine"
Cảnh báo về một loại virus mới có thể gây ra đại dịch tiếp theo
Lưu ý khi tiêm vaccine ngừa COVID-19
Về những thông tin xung quanh vấn đề tiêm vaccine ngừa COVID-19, PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất đầy đủ về phác đồ phòng chống sốc cho người lớn.
Đối với y tế các tuyến, trước khi tiêm chủng, cần chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, dây chuyền lạnh để bảo quản vaccine nhằm bảo đảm an toàn và chất lượng của vaccine. Tại các điểm tiêm chủng, phải luôn luôn chú ý có hội chứng sốc.
Đối với cán bộ y tế, trước khi tiêm, phải trao đổi với người được tiêm, hỏi rõ về tiền sử bệnh tật xem họ có đang mắc các bệnh cấp tính, mạn tính phải điều trị hay không; có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ hay không.
Đối với mũi tiêm tiếp theo - liều thứ 2, phải hỏi xem những mũi tiêm trước đó, người được tiêm có các phản ứng hay không. Nếu có phản ứng sốc, phản ứng nặng của lần tiêm trước đó thì phải tạm hoãn hoặc hướng dẫn cụ thể để tiêm ở các cơ sở điều trị.
Cũng theo PGS.TS Dương Thị Hồng, trong buổi tiêm chủng, cần thực hành đúng theo hướng dẫn của chương trình tiêm chủng mở rộng, mũi tiêm là mũi tiêm bắp. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất cán bộ y tế không được lắc lọ vaccine để đảm bảo chất lượng vaccine tốt nhất cho mũi tiêm.
Theo dõi sức khỏe sát sao sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19
Quá trình tiêm phải đảm bảo an toàn các quy tắc phòng chống dịch COVID-19
Với người đến tiêm chủng, PGS.TS Dương Thị Hồng lưu ý: Sau khi tiêm, người tiêm chủng phải ở lại 30 phút để theo dõi sức khỏe và báo cáo các dấu hiệu bất thường ngay với cán bộ y tế.
"Các trường hợp sốc phản vệ không chỉ xuất hiện trong 30 phút sau tiêm, mà có thể phản ứng muộn trong ngày đầu tiêm, do đó, người được tiêm chủng cần hết sức lưu ý nếu có các biểu hiện khó chịu, bứt rút hay là vã mồi hôi, ớn lạnh... hãy liên hệ cơ sở y tế và được xử trí. Các đối tượng được tiêm lần này là trên 18 tuổi nên chúng tôi hy vọng việc tuân thủ, theo dõi phản ứng sau tiêm tốt nhất", PGS.TS Dương Thị Hồng nhấn mạnh.
Một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine AstraZeneca:
- Trên 10% người được tiêm vaccine này có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau nóng tại vị trí tiêm ngừa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (phổ biến là sốt nhẹ, trên 38 độ C), ớn lạnh...
- Dưới 10% có biểu hiện sưng, đỏ đau tại vị trí tiêm.
- Phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn muộn... có thể xảy ra sau tiêm vaccine nhưng hiện nay chưa ghi nhận số liệu từ các tổ chức quốc tế về vấn đề này, cũng như các tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine.
Người có phản ứng quá mẫn với các thành phần trong vaccine sẽ không tiêm vaccine này. Người đang mắc bệnh cấp tính, mãn tính tiến triển, từng sử dụng kháng thể kháng COVID-19 trước đó thuộc nhóm hoãn tiêm. Người từng mắc COVID-19 cũng có thể tiêm chủng, nhưng thời gian tiêm cách thời gian khỏi bệnh là 6 tháng.
Bình luận của bạn