Không được chủ quan buông bỏ các phương pháp phòng bệnh cũ khi đã có vaccine

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu cần tiếp tục phương pháp 5K dù vaccine phòng COVID-19 bước đầu đã có - Ảnh: Vnexpress

Việt Nam dự kiến bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 vào ngày 8/3

Vaccine COVID-19 có đến đâu sẽ tiêm đến đó, thực hiện theo Nghị quyết 21

Vaccine COVID-19 AstraZeneca như thế nào, những ai nên tiêm?

Thủ tướng: Tập trung phòng, chống dịch, tiêm vaccine COVID-19 cho người dân từ tuần này

Ngày 8/3, Việt Nam sẽ chính thức tiêm những mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên cho các nhóm đối tượng được ưu tiên. Trước đó, chúng ta đã đón nhận 117.000 liều vaccine. Theo dự kiến, sẽ có khoảng 1.200 người nằm trong nhóm 9 đối tượng ưu tiên đầu tiên được tiêm phòng. Với mục tiêu đảm bảo an toàn nhất cho nhóm người được tiêm đầu tiên, Bộ Y tế đã có cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành phố để triển khai công tác tiêm chủng và tập huấn cho các cán bộ y tế.

Cũng liên quan đến việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc trao đổi trên sóng truyền hình quốc gia. Theo Phó Thủ tướng, để có một chiến dịch tiểm chủng lớn nhất, trong thời gian nhanh nhất có thể thành công cần phải nắm rõ nhiều vấn đề. Các chuyên gia đã khẳng định trong lịch sử phát triển vaccine thì đây là vaccine phát triển nhanh nhất, ra đời nhanh nhất và được đưa vào sử dụng nhanh nhất. Vì vậy chưa thể đánh giá đầy đủ về khả năng bảo vệ, đánh giá sự hiệu quả của vaccine này sẽ kéo dài được bao lâu và những phản ứng không mong muốn cũng có thể xảy ra.

Phó Thủ tướng cho biết về căn cơ lâu dài để có thể chống lại một dịch bệnh thì vaccine là giải pháp căn cơ, an toàn. Điều thứ 2 là có hiệu quả phòng bệnh. Cái thứ ba là vấn đề tổ chức, triển khai trên quy mô lớn thì cũng phải đảm bảo sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả về mặt chuyên môn và có tinh chất xã hội. Với một đại dịch đang đe dọa toàn cầu và vaccine thì mới có, lại hiếm trong thời gian đầu thì phải đảm bảo sự tiếp cận công bằng cho tất cả mọi người. Sao cho những người có nguy cơ nhất, rủi ra cao nhất có thể được tiêm trước chứ không phải phụ thuộc vào tình hình tài chính.

Phó Thủ tướng khẳng định việc này đúng trên cả bình diện quốc tế lẫn trong một đất nước. Vaccine cuối cùng là để phòng bệnh hiệu quả và đảm bảo mọi người dân được phòng bệnh một cách tối ưu nhất. Cho nên nếu bây giờ các tổ chức, các chính quyền địa phương cùng bày tỏ nguyện vọng, quyết tâm cùng tham gia để có vaccine sớm nhất với chính phủ thì điều ấy là rất tốt và không có gì mâu thuẫn. Nhưng miễn là việc đó được điều phối một cách thống nhất. Tuyệt đối tránh tình trạng nơi nào giàu, người nào giàu thì mới được tiêm vaccine còn người nghèo, nơi nào không có điều kiện thì không được tiêm sớm. Người nào có rủi do cao nhất, nguy cơ cao nhất thì phải được ưu tiên tiếp cận vaccine nói riêng và các phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh sớm hơn.

Liên quan đến việc phân bổ và kế hoạch tiêm vaccine, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Trong 150 triệu liều vaccine sẽ chia làm nhiều giai đoạn. Những giai đoạn đầu, khi mà quá trình sản xuất vaccine trong nước chưa xong (dự kiến sớm nhất là cuối 2021) thì chúng ta phải nhập khẩu. Còn về sau, khi có rồi thì nhập khẩu và vaccine trong nước. Vaccine nếu chúng ta sản xuất được trong nước thì không chỉ đáp ứng được chiến dịch phòng chống COVID-19 lần này mà bằng các công nghệ, năng lực nghiên cứu hiện nay, nếu chúng ta thành công và đưa vào sản xuất đại trà thì trong những lần đại dịch tới thì cái năng lực nghiên cứu và sản xuất vaccine thật nhanh cũng sẽ được khẳng định. Sản xuất thật nhanh, đáp ứng đầy đủ cho người dân trong việc phòng và chữa bệnh mới là giải pháp căn cơ cho một đất nước.

Chống dịch thì rất khó, trong khi chưa có vaccine thì chúng ta đã là một trong những nước phòng dịch tốt nhất. Lý do bởi chúng ta đã thực hiện các giải pháp theo đúng nguyên lý phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Chúng ta thấy “5K” là điều quen thuộc rồi. Giờ có vaccine thì cơ bản các giải pháp vaccine là giống nhau. Trong giai đoạn chưa có đủ vaccine cho tất cả mọi người thì khoảng thời gian ấy cũng phải tính bằng nhiều tháng và phương pháp “5K” vẫn là nền tảng nhất, là tiên quyết. Có vaccie thì sẽ cho chúng ta thêm một phương pháp phòng bệnh. Tuyệt nhiên không được chủ quan là có vaccine rồi thì mình buông ngay các giải pháp kia”

Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Đây chúng ta gọi là an ninh vaccine. Chúng ta cố gắng trong các chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như các vaccine phòng chống các đại dịch mà có thể tự chủ được thì sẽ đảm bảo an ninh vaccine dự kiến ta cần khoảng 150 triệu liều, được tính dựa trên cơ sở là tiêm một người hai lần thì được khoảng 75% dân số. Đó là tỉ lệ tiêm chủng mà cơ bản sẽ đảm bảo được miễn dịch cộng đồng”.

Phương Lâm H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin