Uống bột sắn dây rất tốt cho sức khoẻ
Cách trị tiêu chảy bằng sắn dây
Cách phân biệt và nhận biết bột sắn dây nguyên chất?
Sử dụng bột sắn dây như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Sắn dây -“chìa khóa vàng” trong giải độc rượu
Chào bạn!
Sắn dây còn có tên gọi khác là cam cát căn, bạch cát. Bộ phận thường dùng là rễ sắn dây, còn để làm thuốc. Rễ sắn phát triển thành củ dài và to khi thu hoạch, qua sơ chế (rửa sạch đất, bỏ vỏ ngoài, cắt lát…). Củ sắn dây tươi đem xay, ngâm trong nước một thời gian, gạn bỏ nước chua, lọc lấy bột trắng, đem phơi khô sẽ ra bột sắn dây.
Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, công năng giải nhiệt, giải biểu, sinh tân dịch, chỉ khát, tác dụng chữa cảm mạo, phát sốt nên tốt cho nhiều đối tượng. Gần đây có nhiều người truyền tai nhau thông tin uống nhiều sắn dây sẽ bị sỏi thận, đây là thông tin không có cơ sở khoa học.
Sỏi thận tạo ra khi nồng độ của một trong những chất hoà tan trong nước tiểu cao hơn bình thường và đạt đến mức mà chất này có thể kết tinh lại được. Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu hình thành chủ yếu là do sự lắng đọng các muối calci trong cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, thành phần của bột sắn dây chủ yếu là tinh bột, không có quá nhiều chất calci, nên khả năng gây sỏi thận là rất ít. Nếu bạn vẫn lo lắng mình bị sỏi thận thì bạn nên uống đủ lượng nước mỗi ngày. Uống nhiều nước là cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất.
Bất kể thứ gì ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn, cách uống sắn dây tốt nhất là nên uống chín và không uống nhiều quá 1 cốc/ngày. Bột sắn dây có tính hàn rất mạnh vì vậy trẻ em nếu uống sống dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn thì cần nấu chín bột sắn để làm giảm tính hàn giảm bớt và giúp trẻ dễ hấp thụ hơn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam - Giảng viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Bình luận của bạn