Suy giảm vị giác khiến người cao tuổi ăn không ngon miệng
Mất vị giác: Nguyên nhân vì sao?
Mất khứu giác, vị giác đột ngột là bệnh gì?
Hóa xạ trị chữa ung thư sẽ không còn lo mất vị giác
Nhìn lưỡi để đoán bệnh
Bác sỹ Martin Scurr, cố vấn chuyên mục Y tế của tờ Daily Mail (Anh), trả lời:
Mất vị giác và khứu giác tạm thời là một trong những triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp do một số chủng virus corona mới (Covid-19). Tuy nhiên, do bác mất vị giác đã lâu và không có các triệu chứng Covid-19 khác, bác không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Chứng ageusia là tình trạng mất hoàn toàn vị giác rất hiếm gặp, khi người bệnh không thể nếm được bất kỳ vị nào. Do bác không đề cập rõ tình trạng của mình, khả năng cao bác mắc chứng giảm vị giác.
Quá trình cảm nhận của lưỡi liên quan đến việc kích thích các tế bào thụ cảm vị giác và dẫn truyền các tín hiệu đến não bộ. Các tế bào này nằm trên chồi vị giác ở lưỡi và khắp khoang miệng. Một số nguyên nhân sau đây có thể gây tổn thương đến các cơ quan cảm nhận vị giác, gây ra rối loạn vị giác:
- Viêm nhiễm khoang miệng như viêm lợi, nhiễm nấm Candida có thể gây thay đổi phản ứng hóa học của nước bọt và dịch nhầy trên lưỡi, khiến chồi vị giác kém nhạy cảm.
- Hội chứng Sjögren là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến tuyến lệ và tuyến nước bọt. Hội chứng Sjögren được xem là một trong những nguyên nhân gây mất vị giác thường gặp nhất, có thể kéo theo tình trạng khô miệng và khô mắt.
- Thiếu vitamin B12 kéo dài cũng có thể gây ra tình trạng viêm teo lưỡi. Khi cơ thể thiếu hụt các vitamin cần thiết, các gai và nhú lưỡi sẽ rụng đi và không được tái tạo kịp thời, gây ra đau rát lưỡi và ảnh hưởng đến khả năng nếm của lưỡi.
- Lão hóa cũng có thể là nguyên nhân khiến người cao tuổi mất vị giác, do đó ăn không ngon miệng như trước. Nghiên cứu chỉ ra rằng, số lượng tế bào vị giác sẽ giảm dần theo từng độ tuổi.
- Đái tháo đường: Mất vị giác đi kèm nấm miệng cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi.
Bác nên tới các cơ sở y tế để xét nghiệm máu và tầm soát đái tháo đường, kiểm tra thiếu hụt vitamin B12, kẽm và chức năng tuyến giáp. Nếu các kết quả này hoàn toàn bình thường, bác có thể sử dụng một số loại men vi sinh (probiotics) mà dược sỹ, bác sỹ khuyên dùng. Các vi sinh vật này sẽ tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột và cả khoang miệng. Khi sức khỏe khoang miệng và lưỡi được cải thiện, khả năng cao vị giác của bác sẽ trở lại.
Bình luận của bạn