Đối tượng độc giả của sách ngôn tình chủ yếu là giới trẻ
Liệu có thể cai nghiện “ma túy ngôn tình”?
“Sách ngôn tình kích thích bản năng, thỏa mãn tâm sinh lý như… ma túy”?
Báo Mỹ đưa tin Việt Nam ngừng xuất bản dòng sách ngôn tình
“Không có đề kháng, giới trẻ sẽ dễ bị nghiện sách ngôn tình”
Bởi những “kẻ nghiện ngôn tình” dịch sách ngôn tình, tự viết tiểu thuyết ngôn tình, đam mỹ hàng ngày, hàng giờ và cập nhật liên tục trên mạng internet...
Độc giả tìm đến ngôn tình, đam mỹ không bằng con đường chính là các ấn bản phẩm mà qua internet là chủ yếu. Thậm chí, qua tìm hiểu của phóng viên, một độc giả trẻ cho rằng việc mua sách ngôn tình như một… vật kỷ niệm vì họ đã đọc toàn bộ tác phẩm trên các trang mạng.
Theo một thống kê từ một fanpage phản đối xuất bản sách truyện sex trá hình trên facebook, có đến gần 60% độc giả đọc truyện qua internet. Điều này cho thấy việc cấm các xuất bản phẩm chỉ làm đúng một việc là quản lý và giảm bớt số lượng sách ngôn tình, đam mỹ, mặt khác, độc giả vẫn không mấy khó khăn để tìm đến những tác phẩm thuộc loại này trên mạng.
Qua tìm hiểu của phóng viên, việc đình bản sách ngôn tình, đồng tính nam trở nên vô nghĩa khi độc giả bây giờ đồng thời cũng là tác giả và là biên dịch cho các thể loại sách này trên mạng internet.
T.T, một tác giả viết fanfiction (loại tiểu thuyết do fan hâm mộ viết về thần tượng, thường là các tác phẩm đồng tính nam) và biên dịch tiểu thuyết đam mỹ cho biết: “Đam mỹ bắt đầu du nhập vào Việt Nam vào khoảng cuối năm 2008, 2009 và nở rộ vào khoảng năm 2010. Ban đầu, độc giả đọc các fanfiction trên mạng và sau đó là biên dịch các tác phẩm đam mỹ bởi nguồn dịch dồi dào, độc giả cũng rất hứng thú”.
“Các độc giả là fan của ngôn tình, đam mỹ với khả năng ngoại ngữ đang biên dịch sách để phục vụ bản thân và những nhóm công chúng cùng sở thích với họ. Tần suất xuất bản các chương mới trên các trang mạng như blogspot, wordpress... khá nhanh và cập nhật”. Người này cho biết thêm: “Sách đam mỹ ở Việt Nam bày bán nhiều nhưng vẫn… không là gì nếu so với lượng sách đăng tải trên mạng".
Cũng tham khảo từ thống kê đã nói ở trên, có một thực tế gây sốc không kém chính là đối tượng độc giả của thể loại ngôn tình là quá trẻ. Có đến một nửa (49,4%) đối với độc giả dưới 15 đến 18 tuổi và 37% độc giả trong độ tuổi 18 - 22 tuổi. Như vậy, không ai khác chính học sinh trung học phổ thông đang là đối tượng chính của dòng văn học ẩn chứa nhiều yếu tố “độc hại” này. Trong đó, đáng kể nhất là những trang miêu tả chuyện sinh hoạt tình dục “dài lê thê” trong những cuốn ngôn tình.
Bên cạnh đó, có một nghịch lý đang diễn ra là việc cấm xuất bản truyện ngôn tình nhưng những tác phẩm “na ná” dòng văn học này đến từ các giả trẻ trong nước lại xuất hiện ồ ạt trên thị trường.
Đa số những độc giả đọc truyện ngôn tình đều cho rằng họ có quyền được đưa ra quyết định thể loại sách mà họ đang đọc. Những người này không hề phủ nhận có rất nhiều sách ngôn tình là “rác phẩm” trá hình với nội dung nông cạn, thô tục, gây sốc. Nhưng họ thích, họ chọn và vẫn miệt mài lên mạng tìm đọc, thậm chí còn đang học cách tự sáng tác những tác phẩm ngôn tình của riêng mình.
Bình luận của bạn