Hóa vàng, mã là lễ tục của người Việt, thể hiện lòng biết ơn với tiên tổ, thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn (Ảnh minh họa)
Hóa vàng mùng 3: Cúng sao cho đúng?
Lễ vật cúng 'Hóa vàng' mùng 3 Tết như thế nào ?
Niết bàn - khái niệm giải thoát độc đáo của Phật giáo
Đưa Đức Phật vào nơi làm việc – giúp hóa giải căng thẳng, đạt được thành công
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ, vàng mã: Vàng và Mã. Vàng: Đồ làm bằng giấy giả hình thôi, vàng lá dùng để hóa cúng người chết theo tập tục dân gian. Mã: Đồ làm bằng giấy giả như đồ dùng thật để hóa cúng cho người chết theo tập tục dân gian.
Theo sách “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính viết: “Trước tháng tết, nhà nào nhà ấy nhộn nhịp sắm sửa, nào người mua tranh, pháp, vàng, hương, mã mùng, đường, mứt bánh trái…”. Phan Kế Bính không ghép hai từ vàng mã vào nhau, phải chăng muốn nói rõ vàng và mã khác nhau, do cùng làm bằng giấy dùng để hóa cúng nên dân gian gọi cho gọn là vàng mã.
Hóa vàng mã là lễ tục Việt Nam
Người xưa quan niệm: Trần sao âm vậy, người chết cũng cần ăn, uống, mặc, hút thuốc, ăn trầu, tiền xe và những thứ chi dùng khác như lúc còn sống. Vì vậy mới có câu tục ngữ: “Đi theo ma mặc áo giấy”.
Nay vẫn còn thấy phổ biến trong lễ vật cúng người chết vào những ngày giỗ, lễ, tết hay lễ vu lan báo hiếu sắp tới, ngoài hương, hoa, trà, quả, trầu cau, rượu, nước, xôi, thịt, bánh, còn có bộ quần áo giấy, tiền vàng bằng giấy, xin thần linh chứng giám và chuyển cho người chết. Đó là lễ vật, biểu thị lòng biết ơn, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam được ông cha ta trân trọng gìn giữ bao đời nay.
“Lễ tục hóa vàng mã” là bản sắc văn hóa Việt Nam, nó không chỉ xuất hiện trong ngày tết, giỗ, ngày sóc, vọng và cả trong tế lễ đình đền, miếu phủ.
Sau khi cúng, hạ lễ hóa vàng, vàng mã được đem hóa cháy hết mới lấy chén rượu cúng đổ vào với quan niệm để vàng và mã biến thành vàng thật, độ dùng thật dưới âm phủ. Với quan niệm này, trong sách cổ thư nói “hóa vàng mã” chứ không nói là “đốt vàng mã”, bởi hóa để thay đổi cái này thành cái khác.
Hóa vàng mã theo sách “Từ điển lễ tục Việt Nam” thuộc “lễ tục” – là Nghi lễ và phong tục:
Nghi lễ là nghi thức về việc lễ, là cách thức tiến hành.
Phong tục là thói quen lan rộng.
“Lễ tục hóa vàng mã” là bản sắc văn hóa Việt Nam, nó không chỉ xuất hiện trong ngày tết, giỗ, ngày sóc, vọng và cả trong tế lễ đình đền, miếu phủ. Nó còn phản ánh cái nguyên ủy là người Việt Nam lấy lòng biết ơn làm nền tảng cho đạo đức tín ngưỡng và tôn giáo của mình. Đạo đức liên quan đến hành xử của con người với nhau, với xã hội theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận. Cái cốt lõi của đạo đức là “Trung với nước, hiếu với dân”, chữ dân bao gồm cả bố mẹ, tổ tiên mình.
Tín ngưỡng là lòng tin và kính phúc. Tín ngưỡng dẫn đến sung bái tôn thờ.
Thờ: Tỏ lòng tôn kính thần thánh, vật thiêng, linh hồn người chết bằng nghi lễ theo phong tục hoặc tín ngưỡng. Biểu tượng của thờ là Thần chủ hoặc vật thiêng.
Cúng: Bày tỏ kính ý, biểu tượng của cúng là lễ vật. Lễ vật là nghi lễ và văn vật, trong đó văn vật là những thứ có trong trời đất, là sản phẩm văn hóa như văn cúng, nhạc (trống, chiêng, chuông, mõ…)
Ý tưởng của lễ vật là cầu mong sinh sôi phát triển. Người xưa chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, như trước khi cúng phải tắm rửa, quần áo sạch sẽ, đẹp. Gạo nếp làm bánh, nấu xôi được chọn từng hạt lúa, hoa quả sạch tươi ngon, vàng và mãn đầy đủ theo truyền thống.
Cứ xem nghi lễ và phong tục mà dân gian thực hiện khi cúng theo truyền thống thì vàng mã nó như vật kỷ niệm trong lễ tưởng niệm mang tính tượng trưng mà thôi.
Hóa vàng mã thế nào cho đúng văn hóa?
Tác giả có đọc cuốn sách “Tín ngưỡng – Mê tín” (1999) của tác giả Lê Thị Hồng Phúc, Cục Văn hóa Thông tin, Bộ Văn hóa Thông tin, có đưa ra một tư liệu, thời nay về vàng có người cúng tiền giấy, tiền Việt, tiền Đô, sức, giày dép, gương lược, quần áo, cốc chén bát đĩa, nhà lầu xe máy, ôtô, thậm chí có cả hình nhân “cô gái đẹp” gửi xuống âm phủ trong dịp cắt tiền duyên. Chưa có số thống kê chính xác, ước hàng năm đốt đi hàng chục tấn giấy làm vàng mã, tiêu tốn tới hàng trăm tỷ đồng. Hóa vàng mã của một số người thời nay như thế là thái quá, khác lạ với hóa vàng mã truyền thống, ảnh hưởng đến môi trường sống, hỏa hoạn, tiêu phí tiền bạc, tiêu phí vật liệu của con người làm ra, thế thì có phải văn hóa không?
Từ khi nhà nước ta mở ra cơ chế kinh thế thị trường, thì việc khôi phục di tích đình đền, miếu phủ cùng với thờ cúng cũng tăng thêm kéo theo cầu cúng, lễ bái, xóc thể, xem giải hạn… Có người nghĩ rằng “lễ to lộc lớn”, nên gia tăng việc cầu cúng, hóa vàng mã. Tác giả có đi sưu tầm một số sách nghiên cứu như” 100 điều cần biết về phong tục Việt Nam (NXB Văn hóa dân tộc, 1996), Việt Nam phong tục (Phan Kế Bính – NXB Văn học, 2011), Từ điển lễ tục Việt Nam (NXB Văn hóa- Thông tin, 1996). Trong Từ điển lễ tục Việt Nam có đến 757 việc gồm: Lệ, lễ, tục và lễ tục của các dân tộc sống trên lãnh thổ nước ta, cũng không tìm thấy điều nào nói đến lễ to lộc lớn cả. Thế thì, quan niệm đó không có trong truyền thống văn hóa Việt Nam.
Hóa vàng mã là lễ tục, là văn hóa Việt Nam được ông cha ta trân trọng, gìn giữ tuyền từ đời này đến đời khác, ghi vào từ điển lễ tục Việt Nam để con cháu làm theo, nó thể hiện lòng biết ơn thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, kết cấu cộng đồng, chống vong bản để bảo vệ và xây dựng đất nước là bản sắc văn hóa Việt Nam.
Hóa vàng mã là lễ tục cần tìm tòi nghiên cứu thận trọng, thấu đáo, nghiêm túc. Nó liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, một lĩnh vực nhạy cảm trong thời đại toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về văn hóa. Cái gì thái quá gây thiệt hại cho cộng đồng, cho cá nhân đều bị cộng đồng lên án, loại bỏ, xem đó là “mê tín dị đoan”.
Mê tín là lòng tin. Dị đoan theo định nghĩa tự điển là “điều quái lạ, huyền hoặc do tin nhảm nhí mà có”. Thế thì mê tín không thể bài trừ, còn “mê tín dị đoan” thì phải bài trừ.
“Mê tín dị đoan” là từ Hán Việt. Từ này nguyên nghĩa là để chỉ những ý tưởng tôn giáo, những sự thờ cúng khác với tôn giáo chiếm địa vị thống trị trong xã hội. “Trước đây, Alexandre de Rhodes và các cố đạo phương Tây từng cho rằng, tất cả các tôn giáo (đạo Phật, đạo Nho, đạo thờ cúng tổ tiên) đều là những mê tín dị đoan cần phải bài trừ”.
Mê tín là lòng tin. Dị đoan theo định nghĩa tự điển là “điều quái lạ, huyền hoặc do tin nhảm nhí mà có”. Thế thì mê tín không thể bài trừ, còn “mê tín dị đoan” thì phải bài trừ.
Trong bài viết này, người viết đã nói đến một số vấn đề về quan niệm, khái niệm, lễ tục, mê tín, mê tín dị đoan, có liên quan để cùng nhau suy nghĩ, cân nhắc việc mua sắm vàng mã trong lễ vật thời cúng và hóa vàng mã theo lễ tục truyền thống văn hóa Việt Nam thế nào cho phù hợp.
Sự hiểu biết và điều kiện nghiên cứu có hạn, những điều trình bày chưa rõ, chưa tới, xin độc giả lượng thứ, cùng trao đổi để hoàn thiện hơn.
Bình luận của bạn