Những điểm đi lễ cầu may đầu năm ở Hà Nội

Ngày đầu năm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút nhiều người tới xin chữ

Mùng 1 Tết: Dân Hà Nội nô nức đi lễ chùa đầu năm

Ăn Tết cùng "đại sứ văn hóa Tết Việt" ở Hàn Quốc

Đi lễ chùa: Làm thế nào để sở cầu như nguyện

Nét đẹp phong tục: lễ chùa ngày đầu năm

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Ba Đình - Hà Nội) là một di tích gắn liền với sự thành lập kinh đô Thăng Long dưới triều Lý. Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Vào ngày đầu năm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút rất đông, chủ yếu là các bậc phụ huynh đưa con tới xin chữ. 

Đền Quán Thánh

Đền được xây dựng vào năm 1010 dưới triều vua Lý Thái Tổ, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Sau khi dời đô về Thăng Long, vua cho rước bài vị của thần về ở phía Tây Bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại Đế Quán – phúc thần của kinh thành. Đền là một trong Thăng Long tứ trấn (4 vị thần trấn thành Thăng Long): Thần Huyền Thiên trấn phía bắc, thần Bạch Mã trấn phía đông (đền Bạch Mã), thần Linh Lang trấn phía tây (đền Voi Phục), thần Cao Vương trấn phía nam (đền Kim Liên). Đền Quán Thánh ngày nay nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội, trên đất phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Đền Quán Thánh được xây dựng dưới thời Lý

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ thuộc phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ cách trung tâm Hà Nội khoảng 4 km về phía Tây. Phủ nằm trên bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây. Phủ thờ Bà chúa Liễu Hạnh - một trong những đại diện đạo Mẫu ở Việt Nam là một trong tứ bất tử của Việt Nam gồm: Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.

Phủ Tây Hồ thờ bà chúa Liễu Hạnh

Phủ Tây Hồ không cầu kỳ về kiến trúc, với chiều dọc chừng 20m, rộng chừng 8m nhưng với cách trình bày các cung bậc thơ đã mang đầy ý nghĩa tâm linh. Các công trình kiến trúc của Phủ Tây Hồ, bao gồm cổng làm kiểu tam quan, kiến trúc chính 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu); Phương đình, tiền tế, hậu cung; Điện Sơn Trang, khu nhà khách, lầu Cô, lầu Cậu.

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh từ lâu đã là một địa chỉ tâm linh quen thuộc và nức tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội. Ngay sau giờ phút giao thừa, rất đông người đã tới đây cầu may, hái lộc và xin quẻ cho một năm mới của bản thân và gia đình.

Chùa Phúc Khánh được xây dựng từ thời Hậu Lê

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng qua nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Đến thời vua Quang Trung, chùa được xây dựng lại bởi nhà sư Chiếu Liên và đô đốc quân Tây Sơn là Trần Văn Lễ. Sau này, chùa còn được trùng tu nhiều lần, gần đây nhất là năm 1950, chùa được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

Chùa Hà
Chùa Hà thuộc địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội là một trong những quần thể chùa đẹp và thu hút rất nhiều phật tử, du khách và ngay cả các bạn trẻ Hà Thành. Nếu như các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú đến đây cầu duyên.

Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa