Thần linh ơi, phim “Cô dâu 8 tuổi” khi nào kết thúc?

Cô dâu 8 tuổi (do Avkia Gor đóng) và chồng

Phim “bom tấn” Mỹ quay tại Hang Én sẽ ra rạp Việt Nam

Top 6 phim truyền hình Mỹ hay nhất mọi thời đại

Truyền hình trực tiếp về hang Én, hang Sơn Đoòng trên đài truyền hình Mỹ

Bộ phim dang dở được kỳ vọng nhất Hollywood ra mắt sau 40 năm

Kịch bản bộ phim Cô dâu 8 tuổi dựa trên một câu chuyện có thật, lấy bối cảnh ở vùng nông thôn bang Rajasthan, miền Tây Bắc Ấn Độ. Cốt truyện kể về bé gái Anadi thông minh, xinh đẹp nhưng sớm trở thành nạn nhân của tục tảo hôn. Cô bé phải lấy chồng từ năm 8 tuổi, phải đối mặt với những lễ nghi áp đặt trong gia đình đa thế hệ, nhiều thủ tục hà khắc. Những mâu thuẫn, căng thẳng cứ nối tiếp nhau.

Một cảnh trong phim Cô dâu 8 tuổi

Cô dâu 8 tuổi được phát sóng tại Ấn Độ vào ngày 21/7/2008 trên kênh Colors TV. Nhờ bộ phim này, Color TV đã trở thành kênh truyền hình được xem nhiều nhất trên hệ thống cáp ở Ấn Độ.

Theo nhà kiên biên kịch của bộ phim Purnendu Shekhar, Cô dâu 8 tuổi dự kiến sẽ kéo dài 2.000 tập. Nay sau 7 năm công chiếu, bộ phim đã chiếu đến tập 1.927.

Được biết, Cô dâu 8 tuổi từng bị Quốc hội Ấn Độ cấm phát sóng trên toàn quốc, nhưng do công chúng phản ứng mạnh mẽ nên lại được chiếu trở lại. Sau nhiều năm trình chiếu, gần như gia đình nào ở Ấn Độ cũng biết cái tên Anandi.

Nhân vật chính của bộ phim được thể hiện bởi 3 diễn viên: Avkia Gor (lúc nhỏ), Toral Rasputra (trưởng thành) và Pratyusha Banerjee (trung niên). Nữ diễn viên Avika Gor tham gia bộ phim này khi cô 11 tuổi, đến nay cô bé đã 18 tuổi.

3 diễn viên đóng Anandi: Avkia Gor, Toral Rasputra và Pratyusha Banerjee

Bộ phim nhận được giải thưởng “Chương trình truyền hình chứa thông điệp xã hội hay nhất” tại Lễ trao giải Telly Awards lần thứ 8. Thành công của bộ phim cũng giúp các diễn viên trong phim giành được nhiều giải thưởng uy tín ở Ấn Độ.

Ngoài những thành công giành được, bộ phim cũng gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, kể cả tại nước sở tại lẫn Việt Nam.

Trong khi các bà, các mẹ chăm chú theo dõi Cô dâu 8 tuổi mỗi buổi tối thì các thành viên khác trong gia đình lại cảm thấy như bị “tra tấn”. Chưa hết, hiệu ứng từ mạng xã hội với tâm lý đám đông, một người kêu, vài người kêu khiến bộ phim này nhanh chóng trở thành đề tài hot, được bàn luận xôn xao trong những ngày qua.

Nhiều người tỏ ra bức xúc khi tình tiết phim kéo dài lê thê, chậm từ cái nhìn, ánh mắt cho tới hành động và lời thoại của từng nhân vật. Có khán giả hài hước bình luận: “Giọt nước mắt lăn từ mắt xuống mũi mất nửa tập. Bà chửa ngã cầu thang gần hết 1 tập mới đưa đi bệnh viện”… “Trong một khung hình có 5 người đang đứng trò chuyện, lúc nhân vật A nói thì máy quay sẽ quay biểu cảm của từng nhân vật một, mỗi người một phút. Đến lượt người B nói, máy quay cũng quay biểu cảm của cả 5 người, mỗi người một phút. Sau cuộc trò chuyện của 5 người là hết nửa tập phim”…

Không ít người cảm thấy nể phục các nhà sản xuất và biên kịch của bộ phim này vì đã viết được kịch bản phim dài lê thê như thế. 

Cô dâu 8 tuổi là phim truyền hình do kênh Colors TV Ấn Độ sản xuất – kênh có sở trường sản xuất các series dài hơi phục vụ khán giả Ấn – có thời lượng tập dài nhất trong lịch sử của truyền hình Ấn Độ.
Một nhà biên kịch nổi tiếng của Việt Nam đánh giá bộ phim này dài nhưng vẫn hợp lý, được dựng tốt, chặt chẽ. Phim dài bởi ngay từ đầu các nhà sản xuất đã tính toán cách làm phim này. Họ tính đến đối tượng khán giả thuộc thị phần riêng. Các diễn viên trong phim cũng diễn có cảm xúc, không bị khiên cưỡng và khô cứng.
Vân An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa