Tảo mộ là một tập tục đẹp trong dịp Tết Thanh minh
Tiết Thanh minh: Tảo mộ thế nào cho đúng?
Tiết Thanh minh là ngày đầu tiên trong tháng 3 theo lịch Tiết khí, tức lịch Mặt trời: Tháng 1 bắt đầu từ Lập Xuân, tháng 2 khởi từ Kinh Trập, tháng 3 bắt đầu từ Thanh Minh, tháng 4 từ Lập Hạ... Thông thường Thanh minh rơi vào ngày 4 hoặc 5/4 dương lịch tùy từng năm. Năm 2015 ngày nay là 5/4 dương lịch (chủ nhật). Nhiều người nhầm lẫn cho rằng tiết Thanh minh tính theo âm lịch.
Tiết Thanh Minh bắt nguồn từ lễ tế mộ thời cổ đại của đế vương, sau này dân gian mô phỏng theo. Vào dịp này, người dân tổ chức thăm mồ mả tổ tiên, quét dọn lau chùi cho sạch sẽ, lâu dần trở thành một phong tục. Lễ tiết Thanh Minh ngày nay không còn như xưa, mà là sự giao thoa hòa trộn của các lễ tết khác gồm Tết Hàn thực và Tết Thượng tỵ, vì vậy giải thích tại sao lại có tập tục ăn đồ nguội trong dịp này.
Phong tục ngày Thanh minh
- Tảo mộ: Thăm mồ mả tổ tiên, bày tỏ lòng nhớ ơn. Mọi người cắt nhổ cỏ, đắp thêm đất, mang hoa quả dâng cúng gia tiên, đặt tiền giấy... Nếu thấy mộ nào còn cỏ, không có tiền giấy là mộ vô chủ.
- Ăn đồ nguội, hay tiết kiệm thức ăn: Một số nơi duy trì tập tục ăn đồ nguội, không thắp lửa trong ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, vì họ cho rằng không làm như vậy dễ có tai ương. Một số nơi người ta sau khi mang đồ đi cúng lễ thì lấy chia phần mang về hoặc cùng nhau ăn.
- Đạp thanh: Cũng chính là du xuân. Tiết Thanh minh đã bắt đầu bớt lạnh, cây cối phát triển mạnh mẽ, rất nhiều loài hoa nở rộ, là thời điểm thích hợp để đi dã ngoại, ngắm cảnh.
- Trồng cây: Trước và sau Thanh minh, mưa xuân có ở nhiều nơi, sức sống của cây cũng mãnh liệt, vì thế từ xưa đến nay người ta có thói quen trồng cây vào mùa xuân. Nhiều người còn gọi tiết Thanh minh là tết trồng cây. Phong tục này được lưu truyền đến tận ngày nay.
Bình luận của bạn