Cú hích là cuốn sách kích thích tư duy ở nhiều lĩnh vực (Ảnh: First News)
Bí quyết sống khỏe trong “Cơ thể ta đã hai triệu năm”
“Cơ thể ta đã hai triệu năm” cuốn sách hay về sức khỏe bạn không nên bỏ qua
Hệ miễn dịch: Phương thuốc mạnh mẽ nhất của cơ thể
“Chìm đắm” trong hương vị của Tứ đại danh trà Thái Nguyên
Lý thuyết cú hích
Khái niệm cú hích (nudge) được phổ biến nhờ cuốn sách cùng tên của Thaler và Sunstein, 2 học giả người Mỹ. Ra đời năm 2008, Cú hích đã tạo nên tiếng vang và ảnh hưởng lớn đến các chính trị gia phương Tây. Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã thành lập các đơn vị Nudge với nhiệm vụ tạo ra các cú hích trong hệ thống chính sách của họ. Nhờ sức ảnh hưởng lớn, Cú hích đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2017.
Thaler và Sunstein định nghĩa cú hích là “bất cứ nhân tố nào làm thay đổi một cách có ý nghĩa hành vi của con người” mà không cấm đoán các lựa chọn khác hay thay đổi động cơ kinh tế của họ. Lý thuyết cú hích sử dụng kiến thức kinh tế học hành vi để áp dụng vào việc hoạch định các chính sách, trong đó có lĩnh vực y học và sức khỏe.
Nhà kinh tế học Richard H. Thaler (ảnh trái) và giáo sư Luật Cass R. Sunstein (ảnh phải)
Với cái nhìn nhân văn hơn, Thaler và Sunstein phân biệt homo economicus (con người lý tưởng trong kinh tế) với homo sapiens (con người thật). Con người vốn đầy định kiến họ lựa chọn sai vì họ có ít thông tin, hoặc không thể giải mã các lựa chọn của họ. Các nhà kiến trúc lựa chọn cần phải tạo ra những cú hích phù hợp, để giúp con người đưa ra lựa chọn có lợi hoặc ít có hại nhất cho bản thân và toàn xã hội.
Ứng dụng lý thuyết cú hích trong lĩnh vực sức khỏe
Sau khi hiểu được các yếu tố cú hích trong phần I, bạn đọc có thể tìm hiểu các ví dụ đi kèm phân tích cụ thể trong 4 phần còn lại của cuốn sách. Trong phần III của Cú hích, 2 tác giả đã sử dụng 3 chủ đề vĩ mô để minh họa cách áp dụng lý thuyết cú hích trong lĩnh vực sức khỏe.
Chương 8 về chủ đề thuốc bán theo toa đã trình bày những bất cập của chính sách y tế công cộng tại Mỹ, cụ thể là chương trình cung cấp thuốc cho người cao tuổi. Bạn đọc sẽ nhận ra rằng, cung cấp cho người dân thật nhiều lựa chọn chưa hẳn đã tốt. Các nhà kiến trúc lựa chọn, hay các nhà chính sách, nên rời bàn giấy để tìm hiểu về hành vi và nhu cầu của người dân. Khi đó, các chính sách y tế công cộng mới có thể đáp ứng đúng và đủ nhu cầu thuốc men, hay rộng hơn là chăm sóc sức khỏe của xã hội.
Với một chủ đề nhạy cảm như hiến tạng, Thaler và Sunstein đã đưa ra những phân tích thấu đáo về biện pháp tăng số lượng người hiến tạng, hiến mô. Ở Mỹ, nhiều người cho rằng hiến tạng là cử chỉ đẹp, nhưng lòng tốt của họ không biến thành hành động do sức ỳ tâm lý và những thủ tục rắc rối khi hiến tạng. Nhìn vào Việt Nam, việc hiến tạng còn gặp nhiều cản trở từ quan niệm văn hóa và tín ngưỡng. Tuy nhiên, con người thích làm điều mà đa số người khác đang làm. Các nhà chính sách cần tìm ra cách biến hiến tạng thành một chuẩn mực xã hội, từ đó khiến con người làm theo mà không cần các quy định cứng nhắc.
Trong chương 10 về môi trường và biến đổi khí hậu, 2 tác giả đã đưa ra một cách nhìn mới mẻ về các biện pháp kích thích doanh nghiệp và người dân bảo vệ môi trường. Các kiến trúc lựa chọn được xây dựng trên 2 cú hích về lợi ích và thông tin phản hồi có thể đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với những luật cấm, xử phạt nặng nề. Bạn có biết chìa khóa dạng thẻ dùng để bật điện tại các nhà nghỉ, khách sạn là một cú hích thông minh để tiết kiệm chi phí cho nhà kinh doanh không?
Tranh cổ động của họa sỹ Lê Đức Hiệp (ảnh trái) và Lưu Yên Thế (ảnh phải)
Những ví dụ thực tiễn mà Thaler và Sunstein đưa ra không nhằm mục đích hướng tới một khuôn mẫu chính sách nào. Một kiến trúc lựa chọn tốt “cần phản ánh hiểu biết thấu đáo về cách hành xử của con người”, cụ thể là con người của từng quốc gia, dân tộc. Có thể nói, Việt Nam đã sử dụng hiệu quả những cú hích về chuẩn mực xã hội (lòng yêu nước, tinh thần tập thể) trong việc phòng, chống đại dịch Covid-19. Điều này mở ra triển vọng áp dụng những cú hích phù hợp trong việc ngăn chặn các vấn đề sức khỏe khác trong đời sống hiện đại như béo phì, đái tháo đường, trầm cảm.
Cuốn Cú hích do First News phát hành.
Giá bìa: 124.000 đồng.
Bình luận của bạn