Tin quảng cáo - khéo... bán mạng!

Sản phẩm TPCN Định Suyễn Hoàn có nội dung không đúng với nội dung quảng cáo đã đăng ký

TPCN tốt cho xương hơn cả vitamin D và calci

2 loại TPCN bị thu hồi hiệu lực giấy Chứng nhận tiêu chuẩn

Công ty “núp bóng” tổ chức khám bệnh, bán TPCN?

Dùng TPCN sao cho đúng?

Nhiều TPCN chứa chất cấm vẫn được bày bán

"Vi phạm trong quảng cáo TPCN chiếm hơn 50% tổng số hành vi vi phạm về TPCN"

Hoạt động quảng cáo TPCN diễn ra rầm rộ với nhiều hình thức khác nhau. Quảng cáo trên báo in, điện tử, trên truyền hình, quảng cáo bằng tờ rơi, pano, áp phích... Đặc biệt, nhiều sản phẩm TPCN được quảng cáo trên các trang mạng xã hội, các trang web bán hàng trực tuyến nên rất khó kiểm soát được nội dung quảng cáo về sản phẩm. Thực tế, đã có nhiều sản phẩm được quảng cáo không đúng với bản chất vốn có, quảng cáo sai sự thật, nói quá về công dụng khiến nhiều người tiêu dùng lầm tưởng.

Về vấn đề này, phóng viên Health + đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Thanh Phong – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP). Ông Phong cho biết: “Vi phạm trong quảng cáo TPCN là một trong những vi phạm chủ yếu đối với những hành vi vi phạm trong kinh doanh TPCN. Có những đợt thanh tra chuyên ngành về thực phẩm chức năng phát hiện số vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo chiếm hơn 50% tổng số các vi phạm, cụ thể là 53%."

Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm

Có những nơi, qua thanh tra kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện số lượng quảng cáo vi phạm rất nhiều nhưng xử lý con số bị xử lý lại rất ít chủ yếu do tâm lý "Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình" của nhiều người, do nể nang hoặc do trình độ xử lý vi phạm của nhiều cán bộ còn thấp. Theo ông Nguyễn Thanh Phong, tính từ đầu năm đến nay, Cục ATTP đã tiến hành xử lý hơn 1 tỷ số tiền vi phạm. Ông cũng nhấn mạnh: “Xử lý vi phạm đối với quảng cáo TPCN là một trong những nội dung được Cục ATTP rất quan tâm, là trọng tâm của hoạt động thanh tra kiểm tra trong năm nay và một vài năm tới. Hiện nay, có 4 đoàn của Bộ Y tế tiến hành thanh tra kiểm tra tại 8 tỉnh thành phố trên cả nước.”

 Hình thức vi phạm muôn hình vạn trạng

Hình thức vi phạm cũng muôn hình vạn trạng như: Quảng cáo dưới hình thức hỏi đáp, tư vấn về sức khỏe, kinh nghiệm điều trị bệnh. Trên truyền hình, quảng cáo thực phẩm chức năng thường là trong các chương trình tọa đàm về sức khỏe – dinh dưỡng, có sự tư vấn của bác sỹ, chuyên gia rồi giới thiệu một loại TPCN nào đó. Hoặc có sản phẩm được quảng cáo

“Thuốc Bổ Khớp Schiff Glucosamine 1,500mg Plus Vitamin D 340 viên, Thuốc Bỏ Khớp Schiff Glucosamine Costco USA 2000 mg” của trang thuocbokhop.com là 2 sản phẩm TPCN nhưng tên sản phẩm lại là thuốc bổ khớp. Trong phần thông tin chi tiết về sản phẩm, nhà kinh doanh cũng không nói rõ đây là TPCN. 

dưới dạng bài viết công bố kết quả nghiên cứu khoa học tại một bệnh viện có uy tín nhưng bản chất chính doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đã đầu tư kinh phí để các bác sỹ tiến hành nghiên cứu...

Quảng cáo không đúng với nội dung được cơ quan chức năng thẩm định là một dạng vi phạm chủ yếu. Các doanh nghiệp kinh doanh TPCN, nhiều cơ quan báo chí... cố tình quảng cáo không đúng công dụng của TPCN. Công dụng của TPCN được nâng lên thành thuốc chữa bệnh, thậm chí là  “thần dược” khiến nhiều người tiêu dùng dựa vào những quảng cáo đó mà tưởng rằng TPCN có tác dụng chữa khỏi bệnh nên đánh cược tính mạng với TPCN, không đi viện điều trị hoặc không dùng thuốc, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Tìm trên các trang mạng bán TPCN trực tuyến, có rất nhiều sản phẩm là TPCN nhưng lại bị gắn mác là thuốc. Các nhà cung cấp sản phẩm cố tình lập lờ thông tin hỗ trợ điều trị của các sản phẩm TPCN nhằm bán được nhiều sản phẩm hơn.

Điển hình cho hình thức vi phạm này có thể kể ra như trang thuocbokhop.com. Trên trang web này có những sản phẩm về công dụng rõ ràng là TPCN nhưng phần thông tin chi tiết mô tả cho sản phẩm lại không nói đó là TPCN mà được đặt tên là thuốc. Nhà cung cấp chỉ có một dòng lưu ý in nghiêng bên dưới “Sản phẩm này không phải là thuốc nên không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh, có tác dụng hỗ trợ sức khỏe cho con người”, cố lờ đi chữ "TPCN" của sản phẩm.

Sản phẩm là TPCN nhưng lại được xếp vào danh mục "Thuốc"

Ngoài ra, vi phạm trong quảng cáo TPCN còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp sử dụng giấy phép quảng cáo của sản phẩm này để quảng cáo cho sản phẩm khác chưa được cấp giấy phép. Gần đây nhất, Cục An toàn thực phẩm vừa xử phạt Công ty TNHH kinh doanh thương mại Vĩnh Tín về việc quảng cáo sai quy định, “treo đầu dê bán thịt chó” trong quảng cáo TPCN. Cụ thể, công ty này đã dùng mã số đăng ký quảng cáo của sản phẩm Thần lực để quảng cáo cho sản phẩm Thảo Cốt Vương, đánh lừa cơ quan quản lý và người tiêu dùng.

Hậu quả của việc quảng cáo sai phạm

Quảng cáo sai phạm có thể dẫn tới những hậu quả  nghiêm trọng, thậm chí là nguy hại đến tính mạng người bệnh do quá tin tưởng vào công dụng được quảng cáo là thuốc của nhiều loại TPCN.

Khi nói về hậu quả của việc TPCN bị quảng cáo sai so với thông tin thực cửa sản phẩm, ông Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh rằng: “TPCN là hàng hóa đặc biệt, do vậy khi quảng cáo TPCN gian dối sẽ gây thiệt hại tiền của và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.” Ông Phong đơn cử như về một người bị bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm từ giai đoạn đầu, họ có thể tiến hành điều trị bằng phương pháp xạ trị để giúp bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên, nghe theo lời quảng cáo, nhiều người lại tin vào TPCN có thể chữa khỏi được bệnh, dùng TPCN thay vì xạ trị. Đến khi nhận ra TPCN không có công dụng chữa bệnh như trong quảng cáo, bệnh càng nặng hơn, họ muốn quay lại điều trị xạ trị thì đã quá muộn. "TPCN chỉ có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, không thay thế thuốc và các phương pháp chữa bệnh", ông Phong nhấn mạnh.

Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh TPCN quảng cáo sai sự thật, người tiêu dùng có quyền kiện đến Hội bảo vệ người tiêu dùng, thậm chí là kiện ra tòa án.

Hội TC và BVNTD Việt Nam (VINASTAS)

Địa chỉ: 214/22 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Email: [email protected]

SĐT: 04.35745757 ; Di động: 0904247279

Tham khảo Danh sách các Hội Bảo vệ người tiêu dùng tại đây
Thanh Hằng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng