Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết khi đang mang thai
Xét nghiệm nước tiểu giúp dự báo sinh non
Xét nghiệm nước tiểu cũng bị "nhân bản"
Các mốc khám thai mẹ bầu cần nhớ
Xét nghiệm máu Beta-hCG: Có biết mang thai, tuổi thai?
Bác sỹ Lê Thị Thu Hà – Khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ, trả lời:
Chào bạn!
Khi khám thai, ngoài kiểm tra cân nặng, huyết áp, tim thai, các chỉ số vòng bụng, độ cao tử cung, siêu âm thai, bác sỹ sẽ yêu cầu thai phụ lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm kiểm tra một vài chỉ số như hàm lượng protein, đường hoặc các yếu tố khác nếu cảm thấy dấu hiệu bất thường.
Giống như những xét nghiệm thai kỳ khác, xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp đảm bảo cho bạn một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh hơn, đồng thời kiểm tra đánh giá sức khỏe mẹ và bé cũng như tầm soát một số nguy cơ đặc thù trong thai kỳ. Lần đầu tiên khám thai bạn được xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai như: Bệnh lý về thận, nhiễm trùng tiểu... Khi thai lớn hơn 20 tuần bạn được xét nghiệm lại mỗi tháng để đánh giá thêm về nguy cơ tiền sản giật (có protein niệu và tăng huyết áp).
Xét nghiệm nước tiểu cũng giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh đái tháo đường trong thai kỳ, bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động thích hợp.
Lưu ý: Dù trong những lần xét nghiệm trước đó, bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào, xét nghiệm nước tiểu vẫn rất cần thiết trong những lần khám thai tiếp theo. Vì đây là cách tốt nhất để phát hiện sớm nhiễm trùng, đái đường thai kỳ, tiền sản giật hoặc một bệnh lý liên quan đến thận cần được điều trị.
Xét nghiệm nước tiểu là một thao tác quan trọng để mẹ cầu có thể sớm phát hiện những vấn để bất thường của sức khỏe. Chính vì vậy bạn cần thực hiện đúng các yêu cầu của bác sỹ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn