Vì sao bán hàng đa cấp luôn “sống trong sợ hãi”?

Bán hàng đa cấp đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho 1,2 triệu người trên toàn quốc

"Bán hàng đa cấp gian dối sẽ không còn đất sống"!

Xây dựng hành lang pháp lý cho bán hàng đa cấp

Bán hàng đa cấp – siết là đúng!

Hiệp hội BHĐC Việt Nam: 5 năm vượt thách thức

Ấy vậy mà vẫn sợ.

Nỗi sợi đeo đẳng suốt một thời gian dài để rồi một ngày không chịu được nữa đã bung ra.

Khi được đại diện cho các thành viên phát biểu trong Đại hội Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam lần thứ II tổ chức ngày 16/10, ông Trần Đức Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thành Đạt Triệu Sơn đã cay đắng nói: “Công ty của tôi làm ăn đúng pháp luật, nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người nhưng nhiều khi không dám giới  thiệu công việc của mình vì sợ người ta… đánh giá”.

Gần 300 đại biểu có mặt trong hội trường trong đó có các giám đốc và thủ lĩnh các công ty bán hàng đa cấp đã lặng đi. Họ đã từng và đang chịu đựng nỗi sợ hãi đó.

Tất cả vỡ òa rồi vỗ tay rầm rầm khi PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam chia sẻ: “Không riêng gì các bạn sợ đâu, ngay cả cơ quan quản lý có một thời khi nhận được giấy mời đi tham dự sự kiện của các công ty bán hàng đa cấp cũng… sợ không dám đến. Tuy nhiên, chuyện đó đã qua rồi. Tại sao các bạn phải sợ khi tạo việc làm, có thu nhập cho 1,2 triệu người trên toàn quốc? Tại sao phải sợ khi năm 2013 các bạn đã nộp ngân sách 1.130 tỷ đồng? Tại sao phải sợ khi các bạn đã góp phần lớn thúc đẩy ngành thực phẩm chức năng phát triển bùng nổ trong thời gian qua?”

Có lẽ phải lâu lắm rồi các doanh nghiệp mới nhận được những lời chí tình “mát gan ruột” như vậy. PGS Trần Đáng “chốt” lại: “Tất nhiên, trong thời gian qua cũng có công ty làm sai gây ảnh hưởng đến môi trường bán hàng đa cấp. Các bạn là người ngay sao phải sợ kẻ gian? Chính phủ đã công nhận và tạo điều kiện tốt nhất rồi (Nghị định 42 năm 2014 của Chính phủ về Quản lý hoạt động Bán hàng đa cấp có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 – gọi tắt là Nghị định 42). Hãy cứ làm đúng theo Nghị định 42 của Chính phủ là các bạn đang tự bảo vệ chính mình”.

PGS.TS Trần Đáng và Chủ tịch Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam

PGS Trần Đáng nói đúng. Các doanh nghiệp thấy đúng. Nhưng… vẫn sợ.

Nỗi sợ đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về chủ quan, nhiều giám đốc công ty luôn mong nhân viên của mình làm đúng, tuy nhiên do áp lực về doanh số cùng với những món tiền hoa hồng cao vút đã khiến các đại lý quên hết lời lãnh đạo công ty dặn dò. Họ lôi kéo, nói quá công dụng sản phẩm miễn nhiều người tham gia càng tốt, bất chấp hậu quả.

Về khách quan, có những công ty làm ăn chộp giật gây điều tiếng xấu về ngành bán hàng đa cấp để đến mức người dân cứ nghe nói đến đa cấp là sợ. Và dù muốn hay không, phần lớn người dân vẫn xếp các công ty bán hàng đa cấp (cả ngay và gian) “ngồi cùng mâm”.

Và bây giờ khi Nghị định 42 có hiệu lực, quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp được chuyển về lại “ngôi nhà cũ” là Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương. Tất cả các giấy chứng nhận sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/12/2014, điều đó đồng nghĩa với việc nếu công ty nào không được cấp lại sẽ bị loại ra khỏi thị trường.

Một giám đốc công ty bán hàng đa cấp thở dài: Những ngày này không chỉ riêng công ty của tôi mà tất cả các công ty kinh doanh đa cấp đang vô cùng lo sợ. Nếu không được cấp lại giấy chứng nhận thì sẽ sập hệ thống, chúng tôi sống làm sao!

Ấy vậy mà cơ quan quản lý sau khi công bố tiếp nhận hồ sơ của các công ty từ ngày 15/9, duy chỉ có một công ty đựợc cấp giấy chứng nhận “luôn và ngay” vào ngày 16/9 (sau một ngày nhận hồ sơ!?). Kể từ đó đến nay có lẽ “cóng tay” nên dường như cơ quan quản lý chưa cấp thêm giấy chứng nhận nào.

Và hơn 60 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang thực sự sợ hãi. Nỗi lo sợ sống-còn!

Thái Hoàng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng