Đồ bảo hộ hiện đại là chưa đủ để ngăn ngừa Ebola

Bệnh viên nơi nữ y tá bị nhiễm Ebola

Những loại thuốc nào có thể chữa Ebola?

Ebola: Nữ y tá Tây Ban Nha có dấu hiệu phục hồi

WHO: Cập nhật tình hình Ebola đến ngày 12/10

Ebola: Quan chức y tế Mỹ ‘thành thật xin lỗi’

Ebola: Xác định danh tính người nhiễm thứ 3 tại Mỹ

Thông tin 2 y tá nhiễm bệnh đã làm cho toàn nước Mỹ chấn động, bởi những người này làm việc dưới sự kiểm soát gắt gao của CDC - Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật Mỹ.

Kể từ khi đại dịch Ebola bắt đầu nóng lên ở Tây Phi, các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định nhân viên y tế có nguy cơ cao lây nhiễm virus. Tuy nhiên, họ cho rằng, nếu tuân thủ đúng quy trình bảo đảm an toàn và có một hệ thống y tế hiện đại thì nguy cơ này “vô cùng thấp”.

Vậy mà vẫn có người bị nhiễm virus có khả năng giết người ghê gớm Ebola dù đã tuân thủ đúng các nguyên tắc!

Bác sỹ Sanjay Gupta – Trưởng nhóm phóng viên y tế của CNN, đã chỉ ra các sai lầm có thể gặp phải trong quá trình mặc và cởi bỏ trang phục bảo hộ theo hướng dẫn hiện hành của CDC và nhiều cơ quan, tổ chức phòng chống dịch bệnh lây nhiễm của thế giới và các quốc gia.

Clip lý giải vì sao y tá Mỹ vẫn nhiễm Ebola dù đã mặc đồ bảo hộ

Cụ thể, các quy trình này “bỏ qua” hướng dẫn rửa tay trước khi cởi bỏ đổ bảo hộ và đồ bảo hộ hở phần, cổ. Vì thế, nhân viên y tế vẫn có nguy cơ lây nhiễm ở cánh tay, mu bàn tay và cổ.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, đã có 427 nhân viên y tế nhiễm virus Ebola, hơn một nửa trong số đó đã tử vong kể từ đầu mùa dịch.

Tiểu Bắc - Kim Chi - Trần Lưu
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn