Các vấn đề về tiêu hóa gây ra vị trí đau bụng khác nhau
Làm cách nào giảm đau bụng trong ngày “đèn đỏ”?
Cẩn thận với dấu hiệu đau bụng kinh bất thường
Đa polyp túi mật 5mm gây đau bụng nên điều trị thế nào?
Cắt túi mật được 1 tháng, đau bụng, khó tiêu chữa thế nào?
Trào ngược acid dạ dày
Trào ngược acid là hiện tượng acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, tạo cơn đau nóng rát ở giữa bụng và dưới xương ức. Đặc biệt, cơn đau sẽ nặng hơn sau khi ăn hoặc khi bạn nằm xuống.
Nếu bạn được chẩn đoán sớm, bác sỹ có thể kê đơn một số loại thuốc giảm dịch vị dạ dày để hạn chế hiện tượng này. Trào ngược acid thường xuyên có thể là dấu hiệu của trào ngược thực quản dạ dày (GERD). Căn bệnh này cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm với hệ tiêu hóa.
Viêm ruột thừa
Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng gắn với với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Vị trí đau bụng do viêm ruột thừa thường bắt đầu ở quanh rốn rồi lan dần xuống vùng bụng dưới bên phải.
Cơn đau bụng viêm ruột thừa có thể xuất hiện cùng các triệu chứng như sốt nhẹ, táo bón/tiêu chảy, buồn nôn, đau nặng thêm khi đi lại, ho hoặc hắt hơi. Bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để phẫu thuật cắt ruột thừa. Một số tình trạng viêm ruột thừa không được điều trị có thể gây vỡ ruột thừa và hoại tử, đe dọa tới tính mạng.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể là nguyên nhân gây đau bụng. Đây là rối loạn đường ruột phổ biến gây ra nhiều triệu chứng khó chịu: buồn nôn, trướng bụng, tiêu chảy và co thắt bụng dưới. Những biểu hiện trên thường giảm bớt sau khi đại tiện. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để bác sỹ chỉ định một số loại thuốc kiểm soát hội chứng này.
Sỏi mật
Sỏi mật có thể là nguyên nhân gây đau bụng trên bên phải
Cơn đau bụng do sỏi mật thường là cảm giác châm chích xuất hiện ở vùng bụng trên bên phải (ngay dưới xương sườn), sau đó lan dần tới vùng lưng hoặc xương bả vai.
Thông thường, cơn đau do sỏi mật có thể thoáng qua hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn. Nếu cơn đau kéo dài vài tiếng đồng hồ, đi kèm hiện tượng sốt và nôn mửa, bạn đi tới cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Viêm loét dạ dày
Hiện tượng đau bụng âm ỉ kèm ợ hơi, ợ nóng có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Thói quen sinh hoạt không khoa học, nhiễm khuẩn HP hoặc một số loại thuốc điều trị có thể khiến vết loét trên niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu ruột non trở nên đau đớn hơn. Nếu có nguy cơ bị viêm loét dạ dày, bạn nên ngừng uống aspirin và ibuprofen ngay lập tức.
Chứng không dung nạp lactose
Chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai gây đau bụng ở người không dung nạp lactose
Chứng không dung nạp lactose xảy ra khi ruột không sản sinh ra những enzyme cần thiết để tiêu hóa những loại đường có trong các chế phẩm từ sữa. Triệu chứng khi bị không dung nạp thực phẩm là đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa. Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên xin chỉ dẫn của bác sỹ để tìm ra sản phẩm từ sữa phù hợp với hệ tiêu hóa.
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn hay viêm ruột khu vực, là một loại bệnh viêm ruột, có thể ảnh hưởng tới tất cả các phần của ống tiêu hóa (từ miệng tới hậu môn). Các triệu chứng phổ biến là đau bụng, tiêu chảy, sút cân và suy dinh dưỡng trầm trọng nếu kéo dài. Một số bệnh nhân mắc Crohn có thể thấy máu trong phân.
Bệnh Crohn chưa có thuốc đặc trị, do đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và giảm bớt các triệu chứng của căn bệnh này.
Viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng có nhiều dạng và ngày càng phổ biến ở người trẻ dưới 30 tuổi. Viêm đại tràng cấp có thể gây ra đau bụng, tiêu chảy đột ngột hoặc có máu, sút cân nhanh. Triệu chứng đau bụng là chủ yếu, gây đau thắt bụng dưới và đại tràng, có khi gây cứng bụng.
Bình luận của bạn