Đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt có thể là dấu hiệu viêm bàng quang
Viêm bàng quang gây đau đớn phải làm sao?
Những cách giúp bạn kiểm soát cơn đau khi bị viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ, hội chứng đau bàng quang là gì?
Điều trị viêm bàng quang kẽ như thế nào?
Triệu chứng viêm bàng quang
Nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang) là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Viêm bàng quang là căn bệnh không thể tự khỏi, người bệnh cần phải được điều trị đúng cách để bệnh không trở nên nghiêm trọng.
Khi không được điều trị kịp thời, viêm bàng quang có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thận hay viêm đài bể thận. Ở người có hệ miễn dịch suy yếu như người cao tuổi, nguy cơ nhiễm trùng lan rộng sang thận sẽ rất cao. Đối với nam giới, viêm nhiễm ở đường tiết niệu có thể lan sang cơ quan sinh dục như tinh hoàn và ống dẫn tinh, dẫn đến suy giảm khả năng sinh sản.
Viêm bàng quang xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Triệu chứng thường thấy của bệnh viêm bàng quang là: Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, cảm giác đau buốt và nóng rát khi đi tiểu, trong nước tiểu có máu và mùi hôi, đau bụng dưới và sau lưng.
Điều trị viêm bàng quang thế nào?
Nếu có các triệu chứng viêm bàng quang, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán kịp thời. Bác sỹ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn sử dụng từ 3-7 ngày, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Trong quá trình điều trị viêm bàng quang, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm như cà phê, rượu bia. Nhóm thuốc kháng sinh có thể tương tác và làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
Không ít người bệnh ngừng uống thuốc khi thấy các triệu chứng viêm bàng quang cải thiện dần. Tuy nhiên, bạn cần uống hết liệu trình mà bác sỹ kê đơn để điều trị dứt điểm viêm bàng quang cấp.
Cải thiện triệu chứng viêm bàng quang tại nhà
Chườm ấm giúp cải thiện tình trạng bụng dưới khó chịu do viêm bàng quang
Thuốc kháng sinh được dùng để loại bỏ hiện tượng viêm nhiễm, nhưng bạn cần chăm sóc sức khỏe để hạn chế các triệu chứng và ngăn ngừa viêm bàng quang tái phát:
- Uống đủ nước (khoảng 6-8 cốc nước/ngày) để tăng lượng nước tiểu, đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Hạn chế nhịn tiểu.
- Chườm nóng để giảm cơn đau ở bụng dưới và lưng.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Mặc đồ lót làm từ chất liệu cotton và quần áo rộng rãi để vùng kín được khô thoáng, hạn chế vi khuẩn sinh sôi.
Bình luận của bạn