Viem gan cap tinh-02
Empty

Ngày 15/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tin tức đầu tiên về làn sóng viêm gan bí ẩn không rõ nguyên nhân ở 74 trẻ em tại Vương Quốc Anh. Sau đó một tuần, bản cập nhật ngày 23/4, WHO cảnh báo các ca mắc tương tự cũng được phát hiện ở một số quốc gia khác tại châu Âu, Israel, Mỹ.

Tính đến ngày 10/5, ít nhất 20 quốc gia đã ghi nhận trẻ mắc viêm gan bí ẩn với hơn 350 trường hợp. Hàng chục ca khác đang nghi ngờ. Đặc biệt, 9 bệnh nhi đã tử vong, ít nhất 18 trẻ phải ghép gan vì bệnh nặng.

Empty
Empty

Gan là “chìa khóa” của quá trình thải độc, điều hòa trao đổi chất. Viêm gan (Hepatitis) là tình trạng tổn thương tại gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào bị viêm trong mô gan. Gan khi bị tổn thương có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm gan có thể do nhiễm virus (gọi tắt là viêm gan siêu vi hay viêm gan virus), do vấn đề về hệ thống miễn dịch hoặc do tiếp xúc rượu, ma túy, chất độc khác. Bệnh viêm gan có thể cấp tính (bệnh diễn ra trong vòng 6 tháng) hoặc mạn tính (kéo dài hơn 6 tháng).

Theo NPR, đợt bùng phát viêm gan bí ẩn đang lan rộng ở nhiều nước đặc trưng bởi những ca bệnh cấp tính ở trẻ em với nồng độ men gan trong máu tăng cao.

Hiện nay, 5 loại virus được biết đến là nguyên nhân gây viêm gan virus ở người, đó là virus viêm gan A, B, C, D và E. Theo WHO, viêm gan B và C là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do xơ gan, ung thư gan và virus. Đa số các trường hợp viêm gan cấp tính do 5 loại virus trên sẽ tự hồi phục trong vòng vài tuần đến vài tháng, chỉ một tỷ lệ nhỏ bệnh diễn tiến đến tình trạng viêm gan tối cấp và có thể gây tử vong. Một số bệnh nhân viêm gan virus B, C có thể diễn tiến thành viêm gan mạn tính (bệnh kéo dài hầu như suốt đời). Tiêm vaccine có thể bảo vệ chúng ta khỏi viêm gan A, B và D.

Empty
Empty

Không phải tự nhiên cái tên “viêm gan bí ẩn” được thế giới đặt tên cho căn bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ nhỏ đang gây xôn xao cộng đồng trong nước và quốc tế. Điều đặc biệt đến từ chỗ không tác nhân gây viêm gan nào trước đó được tìm thấy ở các ca mắc viêm gan bí ẩn hiện nay.

Theo đó, bằng cách thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, các nhà khoa học nhận thấy các ca bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em gần đây không phải là do virus viêm gan A, B, C, D, E và một số loại virus khác đã được biết gây viêm gan ở người (EBV, CMV…). Các nguyên nhân gây viêm gan khác (không phải do virus) liên quan đến thức ăn, độc chất… cũng được loại trừ.

Điểm đáng lưu ý là adenovirus được phát hiện trong phần lớn mẫu máu của các trẻ mắc bệnh (theo báo cáo của WHO ngày 23/4/2022, trong tổng số 169 trẻ mắc viêm gan bí ẩn, 74 ca dương tính với adenovirus, trong đó 18 ca dương tính với adenovirus type 41). Thêm vào đó, tại Anh, nơi có số ca viêm gan bí ẩn được báo cáo nhiều nhất, gần đây cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể các trường hợp nhiễm adenovirus trong cộng đồng.

Empty

Do vậy, adenovirus hiện là tác nhân được nghi ngờ nhiều nhất gây ra bệnh viêm gan bí ẩn. Đây chỉ là một nghi vấn, cần có các nghiên cứu tiếp theo để xác định liệu adenovirus có phải là nguyên nhân thực sự của đợt bệnh viêm gan gần đây hay không.

Adenovirus là virus chứa DNA chuỗi kép, gồm nhiều type virus khác nhau, có khả năng lây nhiễm cho các cơ quan khác nhau. Tùy theo type virus, có thể gây ra nhiều căn bệnh thường gặp như cảm lạnh, đau mắt đỏ, đau dạ dày, viêm ruột…

Trong đó, adenovirus type 41 là virus gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em, với các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa và sốt, thường kèm theo các triệu chứng hô hấp. Những hậu quả nghiêm trọng như viêm gan cấp tính thường chỉ gặp ở những người có hệ thống miễn dịch đặc biệt yếu. Virus Adeno trước đây không được xem là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan ở trẻ em khỏe mạnh.

Empty
Empty

Các nhà điều tra đưa ra giả thuyết là do một số phản ứng miễn dịch bất thường. Vì giãn cách xã hội, phải ở nhà quá lâu, trẻ không được tiếp xúc với các mầm bệnh tự nhiên nên không thể tự bảo vệ trước những virus vốn không nguy hiểm.

Từ đây, một số giả thuyết khác cũng được đặt ra về việc SARS-CoV-2 hay vaccine phòng bệnh COVID-19 có liên quan đến căn bệnh viêm gan bí ẩn này.

ThS.BSCKII. Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “SARS-CoV-2 và vaccine COVID-19 được cho là căn nguyên gây kích ứng bệnh tự miễn. Do đó, người ta cho rằng nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiêm vaccine COVID-19 có thể là yếu tố kích hoạt các bệnh tự miễn sẵn có của trẻ và dẫn tới viêm gan tự miễn”.

Ngoài ra, cũng có giả thuyết gần đây thậm chí cho rằng chùm ca bệnh viêm gan còn liên quan tới chó, mèo.

“Tuy nhiên, đến nay, tất cả vẫn là giả thuyết. Chúng chưa được xác định một cách chính xác. Các nhà khoa học trên thế giới vẫn phải tìm hiểu rất nhiều về căn bệnh này” – BS Huyền nói.

Empty

Nhận định về mối lo ngại bệnh viêm gan bí ẩn lần này có thể diễn biến phức tạp thành dịch tương tự COVID-19 thời gian qua, bác sỹ Nguyễn Nguyên Huyền cho biết, các thông tin đến nay vẫn chỉ dựa trên sự trao đổi với đồng nghiệp và báo cáo từ thế giới.

Empty

Theo bác sỹ Huyền, “chúng ta vẫn chưa có được bức tranh toàn cảnh về căn bệnh này”. Tuy nhiên, theo phần lớn các báo cáo mô tả, trẻ mắc bệnh viêm gan bí ẩn có triệu chứng khởi đầu là các vấn đề liên quan đường tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,... Sau đó vài ngày, trẻ mới có biểu hiện ở gan.

Từ đây, nhiều khả năng cơ quan đầu tiên của trẻ bị “tấn công” là đường tiêu hóa. Đường vào của virus cũng là hệ thống tiêu hóa.

Trong khi đó, theo y văn, các virus lây qua đường hô hấp sẽ không gây ra các tổn thương gan điển hình như trên. Nếu có, chúng thường chỉ xuất hiện trong bệnh cảnh suy đa tạng.

Bác sỹ Huyền lấy ví dụ với virus cúm, sau khi tổn thương phổi và đường hô hấp, toàn thân người bệnh mới bị ảnh hưởng, suy đa tạng và dẫn đến tổn thương gan.

“Với bệnh viêm gan bí ẩn cùng các triệu chứng nổi trội ở gan, tôi nghĩ nhiều đến việc tác nhân từ đường tiêu hóa. Nếu vậy, dịch sẽ khó có thể bùng phát rộng như virus lây qua đường hô hấp. Thay vào đó, chúng sẽ lây lan khu trú hơn”, BS Huyền nhận định.

Empty

Hiện tại, không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh viêm gan này. Các bệnh nhi nhập viện sẽ được tiếp nhận như trẻ mắc viêm gan khác và làm các xét nghiệm. Điều trị viêm gan cấp tính chủ yếu là chữa trị hỗ trợ, tìm ra nguyên nhân chính (loại virus hay lý do khác). Với các trẻ chuyển nặng, bị tổn thương gan nghiêm trọng, bác sỹ sẽ chỉ định ghép gan. Sau khi ghép tạng, bệnh nhi sẽ phải uống thuốc chống đào thải cơ quan mới và gần như gắn với loại thuốc này suốt phần đời còn lại.

Để phòng ngừa bệnh viêm gan bí ẩn cho trẻ, cha mẹ cũng không nên quá hoang mang lo lắng. Thay vào đó, phụ huynh nên cẩn thận hơn khi chăm sóc con. Trẻ từ 0 đến 16 tuổi có triệu chứng nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xác định mức độ bệnh, qua đó điều trị kịp thời. Ngoài ra, các cha mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý đến các triệu chứng và vấn đề sau để bảo vệ con mình:

Empty
Empty
Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin