Adenovirus gây ra bệnh viêm gan “bí ẩn” ở trẻ em? - Ảnh: Medpagetoday
WHO ghi nhận gần 170 bệnh nhi mắc viêm gan bí ẩn
Bệnh viêm gan do virus bí ẩn xuất hiện ở Đông Nam Á, 3 trẻ tử vong
WHO cảnh báo nguy cơ viêm gan cấp tính nặng không rõ nguyên nhân ở trẻ
Người bệnh viêm gan mạn tính nên ăn, kiêng gì?
Adenovirus là gì?
Adenovirus (Virus Adeno) là các virus có lõi là DNA, kích thước đường kính của virus từ 70- 90nm (Nanomet). Danh pháp của virus xuất phát từ nguồn gốc phân lập trên con người từ năm 1953. Có 7 loài Adenovirus ở người (từ A đến G) và trên 60 tuýp huyết thanh.
Nguồn truyền nhiễm Adenovirus là bệnh nhân mang virus trong suốt thời kỳ mắc bệnh, bạn có thể bị lây do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp, lây qua niêm mạc do bơi lội hoặc nguồn nước rửa bị nhiễm virus có trong dịch tiết từ mắt, mũi, phân của bệnh nhân hoặc tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng của bệnh nhân bị nhiễm Adenovirus.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ở trẻ em sẽ cao hơn, do đối tượng này có sức đề kháng kém.
Adenovirus có thể gây ra bệnh gì?
Khi nhiễm Adenovirus sẽ xuất hiện các hội chứng lâm sàng đa dạng. Adenovirus có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng, mặc dù bệnh nghiêm trọng ít phổ biến hơn. Người có hệ thống miễn dịch suy yếu, mắc bệnh hô hấp, trẻ sơ sinh… là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các triệu chứng nặng khi nhiễm virus này.
Một số bệnh lý thường gặp khi nhiễm Adenovirus:
Bạn có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi Adenovirus và các bệnh hô hấp khác bằng cách làm theo một số bước đơn giản:
Một số các đơn giản giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi Adenovirus:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng khi chưa rửa sạch.
- Tránh tiếp xúc gần với người nhiễm Adenovirus.
- Cảm lạnh thông thường hoặc các triệu chứng giống như cúm
- Sốt
- Viêm họng
- Viêm phế quản cấp tính (viêm đường dẫn khí của phổi, đôi khi được gọi là "cảm lạnh")
- Viêm phổi (nhiễm trùng phổi)
- Viêm kết mạc (bệnh đau mắt đỏ)
- Viêm dạ dày ruột cấp tính.
Các triệu chứng ít phổ biến hơn của nhiễm trùng adenovirus bao gồm
- Viêm hoặc nhiễm trùng bàng quang
- Bệnh thần kinh.
Adenovirus gây ra bệnh viêm gan “bí ẩn” ở trẻ em?
WHO lần đầu tiên thông báo về các trường hợp mắc viêm gan “bí ẩn” là vào ngày 5/4 bởi các quan chức y tế Scotland của Vương Quốc Anh. Họ phát hiện 10 trẻ em dưới 10 tuổi gặp phải tình trạng này, trong đó, ca bệnh sớm nhất là tháng 1.
Sau Anh, các nước Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Israel, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Romania, Tây Ban Nha và Mỹ đã báo cáo các trường hợp tương tự.
Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia đầu tiên ghi nhận 3 ca tử vong liên quan đến ca bệnh này. Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ.
Đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể trả lời chính xác nguyên nhân nhân gây bệnh viêm gan do đâu. Tuy nhiên, giả thiết hàng đầu là do Adenovirus.
Theo Vnexpress, trong số 169 trường hợp được đưa vào báo cáo của WHO, ít nhất 74 trẻ nhiễm Adenovirs, 14 trẻ nhiễm Adenovirus phân loại 41 - thường gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa và hô hấp. WHO cho biết các ca nhiễm Adenovirus đang gia tăng ở Anh, nơi tập trung nhiễm ca mắc viêm gan nhất.
Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ viêm gan đều xét nghiệm dương tính Adenovirus. Virus có thể gây viêm gan, song nó không phải nguyên nhân phổ biến nhất, theo TS. Aaron Milstone, chuyên gia bệnh truyền nhiễm nhi tại Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.
Cơ quan An ninh Y tế (UKHSA) cho biết đây có thể là chủng Adenovirus mới, hoặc bệnh nhân nhiễm Adenovirus kết hợp với một số yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn đồng nhiễm loại virus khác, sau đó tiến triển thành viêm gan.
Còn tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ cho biết toàn bộ 9 bệnh nhi tại bang Alabama mắc chứng viêm gan “bí ẩn" đều dương tính với Adennovirus thể 41 và không trẻ nào có tiền sử nhiễm COVID-19.
Trong khi Adenovirus đang được đưa vào diện tình nghi chính thì nhiều chuyên gia đặt câu hỏi tại sao loại virus vốn vô hại lại gây chết người, nguy kịch cho những trẻ đang rất khỏe mạnh. Để khẳng định chính xác Adenovirus có thật sự là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh viêm gan “bí ẩn” hay không các chuyên gia và nhà khoa học cần thêm nhiều hơn nữa những nghiên cứu cụ thể./
Hiện nay, có một loại vaccine cho Adenovirus tuýt 4 và 7 được dùng cho quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả của vaccine này chưa được nghiên cứu ở những người có hệ miễn dịch yếu và không được chấp thuận dùng bên ngoài quân đội.
Bình luận của bạn