20 quốc gia đã ghi nhận bệnh viêm gan "bí ẩn", Việt Nam tăng cấp độ giám sát

Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc viêm gan "bí ẩn"

Thủ tướng yêu cầu xem xét điều chỉnh quy định 5K

Cần đưa ra các cam kết chắc chắn hơn nếu muốn chấm dứt dịch COVID-19

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 10/5/2022

Thu hồi trên toàn quốc 2 lô thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Zinnat Suspension 125mg

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định 348 trường hợp viêm gan "bí ẩn" ở 20 quốc gia. Tại khu vực Đông Nam Á, giới chức y tế Indonesia vừa công bố ca tử vong thứ 5 do căn bệnh này. Tổ chức Y tế thế giới đang đẩy nhanh các cuộc nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, giả thuyết hàng đầu về nguyên nhân của bệnh viêm gan "bí ẩn" vẫn nghiêng về phía virus adeno dù có sự cân nhắc đáng kể về vai trò của COVID-19 như một bệnh đồng nhiễm hoặc từng mắc trước đó. Tại Việt Nam, Bộ Y tế có văn bản chỉ đạo về các bệnh viện, ngành y tế các địa phương tiếp tục tăng cường giám sát trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân, trong đó thực hiện tốt việc khám, sàng lọc phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh để điều trị, quản lý kịp thời hạn chế biến chứng.

Theo Tuổi trẻ Online, dự kiến có hơn 1,87 triệu người trên 50 tuổi, người từ 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến nặng và người thuộc nhóm nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 ở TP.HCM sẽ được tiêm vaccine mũi 4 khi được Bộ Y tế cung ứng vaccine.

Thời gian qua, Bệnh viện Nhi trung ương liên tục tiếp nhận 5 ca bệnh nhi có dấu hiệu nguy kịch sau khi uống nhầm dầu thắp đèn tại nhà. Cả 5 bệnh nhi đều nhập viện trong tình trạng suy hô hấp phải thở oxy, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên sau quá trình điều trị, toàn bộ trẻ đã ổn định, hết suy hô hấp, hết nhiễm trùng, tổn thương phổi đã hồi phục. Qua các trường hợp trên, các bác sỹ khuyến cáo việc xử lý uống nhầm dầu thắp sáng không giống như khi uống một số chất lỏng khác, phụ huynh tuyệt đối không được móc họng gây nôn cho trẻ.

Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai lần đầu tiên điều trị thành công một ca uốn ván sơ sinh (4 ngày tuổi). Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tím tái, co giật toàn thân, khó thở. Tại bệnh viện, bé được các y, bác sỹ đặt ống nội khí quản để hỗ trợ thở máy, sử dụng thuốc chống co giật, sau đó chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh điều trị. Đến nay, sau gần 2 tháng điều trị, bé đã ngưng các kháng sinh, tỉnh táo, tự thở, nhưng vẫn chưa bú được hoàn toàn, đồng thời, bé vẫn còn bị tăng trương lực cơ nên đang được các bác sỹ, điều dưỡng theo dõi, tập phục hồi chức năng và tập bú.

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị một bé trai mắc bệnh Hemophilia - máu khó đông, bị xuất huyết não 3 lần lúc 16 tháng tuối, 2 tuổi và 4 tuổi. Hemophilia là căn bệnh rối loạn đông máu rất nguy hiểm. Bệnh nhân thường bị chảy máu rất khó cầm ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhất là chảy máu khớp và cơ. Hầu hết người bệnh là nam giới, tỷ lệ 1/10.000 trẻ trai sơ sinh mắc bệnh này.

Sáng nay (12/5), Triều Tiên chính thức xác nhận dịch COVID-19 đã bùng phát ở nước này và biến thể phụ BA.2 của biến thể Omicron đã được phát hiện lần đầu tại Thủ đô Bình Nhưỡng. Các quan chức hàng đầu của đất nước, bao gồm cả nhà lãnh đạo Kim Jong Un, đã thông báo sẽ triển khai một hệ thống "khẩn cấp tối đa" nhằm kiểm soát virus. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA thông báo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được tổ chức chặt chẽ, nên từng đơn vị làm việc sẽ được "cách ly" để ngăn chặn dịch bệnh lây lan./

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn