Viêm thanh quản có truyền nhiễm hay không?

Viêm thanh quản gây nên nhiều khó chịu cho người bệnh

Liệu pháp trị viêm thanh quản tại nhà

Trị viêm thanh quản bằng thực phẩm trong ngăn bếp

Khản tiếng, viêm thanh quản: Bệnh của người nói nhiều?

Ngăn ngừa viêm amidan bằng thảo dược thiên nhiên

Viêm thanh quản có truyền nhiễm hay không là tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm thanh quản mà bạn đang bị. Không phải tất cả các loại bệnh đều giống nhau.

1. Viêm thanh quản do virus 

Trong nhiều trường hợp, viêm thanh quản do virus có thể liên quan đến cảm lạnh hoặc cảm cúm. Các triệu chứng của viêm thanh quản do virus bao gồm: Đau họng, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt nhẹ... Viêm thanh quản do virus có thể lây nhiễm qua không khí.

Người bị viêm thanh quản do virus nên uống nhiều nước

Chính vì vậy, đối với những người bị bệnh, hãy dùng tay che miệng bất cứ khi nào bạn ho hoặc hắt hơi để ngăn chặn virus truyền ra bầu không khí xung quanh. Nếu bạn bị viêm thanh quản do virus, không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giảm bớt một số triệu chứng.

2. Viêm thanh quản do vi khuẩn

Viêm thanh quản do vi khuẩn có thể sẽ gây truyền nhiễm, điều này còn phụ thuộc vào bạn có hít phải vi khuẩn hay không và sức đề kháng của bạn với các tác nhân gây bệnh như thế nào. Viêm thanh quản do vi khuẩn sẽ biểu hiện qua một số triệu chứng như: Đau trầm trọng ở cổ họng, khó nuốt, sốt, chảy nước mũi, đau đầu, áp lực trên mặt, đau tai hoặc sưng hạch ở cổ.

Viêm thanh quản do vi khuẩn gây đau trầm trọng ở cổ họng

Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ, cố gắng hạn chế nói. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi và rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.

3. Viêm thanh quản do nấm

Đây là loại viêm thanh quản truyền nhiễm có thể truyền từ người sang người, nhưng phải đòi hỏi tiếp xúc vật lý và trực tiếp. Viêm thanh quản do nấm gây ra bởi các loại nấm gây hại cho cơ thể. Một trong những sinh vật phổ biến nhất được gọi là Candida albicans (thường sống trong cơ thể, nhưng một số trường hợp có thể phát triển quá mức. Nấm thường không gây ra nhiễm trùng nhưng trong trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể bị ức chế, chúng có thể thâm nhập vào máu và mô, ảnh hưởng đến thanh quản cũng như một số cơ quan khác.

Viêm thanh quản do nấm đặc trưng bởi triệu chứng như khản giọng, ho, đau họng, đau tai. Viêm thanh quản do nấm có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm như ketoconazole hoặc nystatin.

4. Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên viêm thanh quản nhưng không lây:

- Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh có thể gây sưng và viêm dây thanh âm.

- Viêm tuyến giáp

- Tê liệt hoặc đột quỵ

- Ho quá mức

- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nghiêm trọng

- Tiếp xúc với khói thuốc hoặc hút thuốc

- Uống nhiều rượu.

Cách tốt nhất để điều trị viêm thanh quản là tới gặp bác sỹ để được chẩn đoán chính xác và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Đối với những người bị viêm thanh quản, ngoài việc sử dụng loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ thì cũng nên sử dụng thêm sản phẩm thực phẩm chức năng chứa các thành phần thảo dược như: Rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng... giúp ngăn ngừa và làm giảm triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng.

Hoài Thương H+

Thực phẩm chức năng viên nén Tiêu Khiết Thanh – Giúp giọng nói trong sáng hơn
Tiêu Khiết Thanh là thực phẩm chức năng với thành phần thiên nhiên như: Rẻ quạt, bán biên liên, bồ công anh, sói rừng có tác dụng giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản, viêm amidan, khản tiếng, mất tiếng, hỗ trợ các biện pháp điều trị tiêu viêm, giảm sưng, giảm viêm thanh quản, giúp làm trong sáng giọng nói.
Đối tượng sử dụng: Người bị viêm đường hô hấp trên mạn tính: Viêm thanh quản, khản tiếng, viêm amidan.
Cách dùng: Phòng ngừa: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên; Hỗ trợ điều trị: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên; Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, dùng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.
XNQC: 1880/2014/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng