Virus viêm gan A có thể gây suy gan dẫn tới tử vong

Virus viêm gan A không gây bệnh gan mạn tính như virus viêm gan B và C

Tại sao phải tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ sau sinh?

WHO quan ngại về tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, C ở Việt Nam

13 nguyên nhân có thể gây viêm gan mà bạn không hề hay biết

Quy tắc cần nhớ khi quan hệ tình dục ở bệnh nhân viêm gan C

Các nhà nghiên cứu bệnh viêm gan trước đó nghĩ rằng, các tế bào miễn dịch được cơ thể đưa đến để tấn công các tế bào bị nhiễm virus trong gan đã gây nên các tổn thương gan cấp tính.

“Thực tế là các virus đã gây ra các phản ứng trong tế bào bị nhiễm bệnh, từ đó kích hoạt một quá trình được lập trình sẵn,” một trong những tác giả nghiên cứu, GS. Stanley Lemon - Đại học North Carolina cho biết. "Quá trình này trên thực tế là hành động các tế bào tự chết đi, tự hy sinh bản thân cùng với virus mang bệnh trong một nỗ lực để phong tỏa virus gây bệnh cho cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trong gan mà chúng ta vẫn nhận thấy như bệnh viêm gan,” GS. Lemon giải thích.

Các nhà nghiên cứu hy vọng nghiên cứu mới này có thể dẫn tới những phương thức mới để kiểm soát sự lây nhiễm bệnh.

Virus viêm gan A thường được truyền qua thức ăn và nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Các triệu chứng của bệnh viêm gan A bao gồm buồn nôn, đau bụng, sốt, đau họng, nhức đầu và tiêu chảy.

Những người bị nhiễm virus viêm gan A có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào và virus thường ủ bệnh trong vòng từ 2-4 tuần. Trong thời gian này, một người bị nhiễm bệnh có thể truyền virus cho người khác.

Bệnh có thể được ngăn ngừa bằng cách giữ vệ sinh tốt như rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nước thải và tiêm chủng vaccine phòng ngừa. Clo trong nước có thể ngăn ngừa sự phát triển của virus gây bệnh.

Một lần mắc viêm gan A có thể cung cấp khả năng miễn dịch với bệnh suốt đời. Chính vì vậy các nhà khoa học khuyên bạn nên tiêm vaccine phòng bệnh để có thể cung cấp sự bảo vệ chống lại virus. Tiêm phòng vaccine viêm gan A cần 2 lần tiêm cách nhau 6 tháng. Liều đầu tiên có thể được thực hiện khi một đứa trẻ đủ 12 tháng tuổi. 

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm