Vụ “Thủy sản Hà Nội nhiễm kim loại nặng”: Cục ATTP vào cuộc


Theo nhóm nghiên cứu, các loại thủy sản như ốc, cua, trai có tỷ lệ nhiễm độc kim loại cao hơn cả do chúng sống ở tầng đáy. (Ảnh minh họa)

Theo nhóm nghiên cứu, các loại thủy sản như ốc, cua, trai có tỷ lệ nhiễm độc kim loại cao hơn cả do chúng sống ở tầng đáy. Riêng cua thì 100% mẫu không đạt chuẩn. Còn các loại cá như rô phi, mè… vốn được coi là “an toàn” cũng có tới 50 – 60% mẫu không đạt tiêu chuẩn. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, các ao hồ ở Hà Nội đều bị ô nhiễm nặng. Lý giải về điều này, nhóm nghiên cứu cho rằng chính là do nguồn nước cung cấp bắt đầu từ các sông ngòi bị ô nhiễm nên đã làm cho nước ở các ao hồ, thủy vực trong thành phố bị ô nhiễm theo.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn Số 486/ATTP - NĐ gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP Hà Nội. Theo công văn này, Chi cục ATVSTP TP Hà Nội sẽ triển khai ngay việc phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản lấy mẫu giám sát thủy sản, sản phẩm thủy sản được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP Hà Nội gửi Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia để kiểm nghiệm các chỉ tiêu kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen, cadimi) nhằm xác minh thông tin, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Cục An toàn thực phẩm cũng đưa ra đề nghị các đơn vị thực hiện sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả về Cục trước ngày 30/3/2014.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn