WHO: Cần 23,4 tỷ USD để “dập” dịch COVID-19 trong 12 tháng tới

WHO kêu gọi các nước lớn tài trợ cho kế hoạch này, nhằm cứu sống 5 triệu người trên thế giới

Hà Nội lên phương án tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em

Những thông tin cần biết khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em

WHO: Thế giới cần chuẩn bị cho đợt bùng phát COVID-19 lớn hơn

"Chưa tiêm phủ được vaccine trẻ em thì không nên mở cửa trường học"

Kế hoạch 23,4 tỷ USD của WHO

Theo bản cập nhật mới của Chương trình Tăng tốc Tiếp cận Công cụ chống COVID-19 (ACT-A), cho tới tháng 9/2022, dự kiến thuốc kháng virus đường uống đang được thử nghiệm do Merck & Co (MRK.N) sản xuất sẽ được sử dụng để điều trị các trường hợp COVID-19 nhẹ và vừa.

Nếu loại thuốc này được các cơ quan quản lý chấp thuận, chi phí dự kiến sẽ rơi vào khoảng 10 USD cho mỗi liệu trình.

Đại diện của WHO cho biết: “Kế hoạch của chúng tôi dự kiến cần 23,4 tỷ USD. Đây là một số tiền hợp lý, không quá nhiều nếu so sánh với thiệt hại mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế toàn cầu”. Theo đó, số tiền này sẽ bao gồm 7 tỷ USD cho vaccine, 7 tỷ USD cho các trang thiết bị dùng trong xét nghiệm, 5,9 tỷ USD để tăng cường hệ thống y tế và 3,5 tỷ USD cho các phương pháp điều trị (bao gồm thuốc kháng virus, các thuốc corticosteroid và oxy y tế).

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tại cuộc họp báo rằng các trường hợp mắc COVID-19 trên toàn cầu một lần nữa lại tăng lên trong vòng 2 tháng qua, dẫn đầu tại các quốc gia châu Âu.

Các liều vaccine bổ trợ

Chương trình COVAX, một nhánh của ACT-A đã cấp khoảng 400 triệu liều COVID-19 cho hơn 140 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới. Đây là những nơi tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp, đại diện của WHO cho biết.

Khoảng 82 quốc gia có khả năng bỏ lỡ mục tiêu đạt 40% bao phủ vaccine toàn cầu vào cuối năm của WHO. Tuy nhiên, con số này có thể giảm xuống nếu bắt đầu nhận được nguồn cung phù hợp.

Đại diện của WHO cho biết: “Một trong những vấn đề đang gây trở ngại lớn là nhu cầu về các liều vaccine bổ trợ. Theo đó, ngày càng nhiều quốc gia thu nhập cao có nhu cầu tiêm liều vaccine bổ trợ. Điều này làm giảm liều vaccine có thể cung cấp cho các quốc gia khác. Ước tính có gần 1 triệu liều vaccine bổ trợ đang được tiêm nhắc lại mỗi ngày, gấp 3 lần lượng vaccine được tiêm tại các nước thu nhập thấp”.

Thuốc Merck

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang xem xét cấp phép sử dụng khẩn cấp cho molnupiravir, loại thuốc kháng virus do hãng dược phẩm Mỹ Merck và công ty Ridgeback Biotherapeutics của Đức nghiên cứu phát triển. Thuốc đã được chứng minh hiệu quả trong một thử nghiệm lâm sàng, cho thấy có thể giúp giảm một nửa nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm và tử vong khi được sử dụng sớm để điều trị COVID-19.

Đại diện WHO cho biết: “Hiện chúng tôi đang đánh giá, thảo luận về các thử nghiệm lâm sàng của thuốc molnupiravir được tiến hành trên nhiều quốc gia. WHO cũng hy vọng có thể sớm ban hành hướng dẫn về việc sử dụng thuốc trong vài tuần tới”.

Vi Bùi H+ (Theo Reuters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội