Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương - Ảnh: WHO.
WHO khuyến nghị tiêm liều vaccine bổ sung cho người miễn dịch yếu
WHO cảnh báo chủng virus SARS-CoV-2 mới có khả năng kháng vaccine ở châu Phi
WHO: 2 kịch bản COVID-19 tương lai và cảnh báo nguy cấp tới Châu Á - Thái Bình Dương
WHO cảnh báo nguy cơ lây lan của các biến chủng SARS-CoV-2 mới nguy hiểm
"Ngay cả khi chúng ta đã nỗ lực hết sức, giờ đây có vẻ như virus sẽ không biến mất sớm trên toàn cầu" - ông Takeshi Kasai phát biểu tại cuộc họp ủy ban khu vực của cơ quan y tế toàn cầu dự kiến kéo dài 5 ngày ở thành phố Himeji (Nhật Bản), sự kiện có sự tham dự của Bộ trưởng y tế nhiều nước.
"Trong quá trình tiếp tục triển khai tiêm chủng, thực hiện các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng có mục tiêu, chúng ta cần chuẩn bị cho khả năng số ca nhiễm gia tăng đột biến, đồng thời đảm bảo hệ thống y tế hoạt động hiệu quả để xử lý và giảm thiểu những tác động mà virus gây ra cho xã hội" – Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cho hay.
Ông Kasai cho biết, WHO đã làm việc với các quốc gia trên khắp khu vực Tây Thái Bình Dương để chuẩn bị cho kịch bản COVID-19 sẽ trở thành dịch bệnh đặc hữu. Theo đó, ở thời kỳ hậu đại dịch, căn bệnh này sẽ không biến mất hoàn toàn, nhưng các cộng đồng sẽ tìm cách kiểm soát các mối đe dọa của nó đối với cuộc sống hàng ngày.
Người đứng đầu WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cũng cho biết, các quốc gia nên quyết định cách xử lý các tình huống của riêng mình dựa trên đánh giá rủi ro cẩn trọng, đồng thời cần xác định được "lằn ranh đỏ" sẽ khiến các bệnh viện quá tải. Ông Kasai cũng chỉ ra các biện pháp can thiệp "thích ứng, điều chỉnh và duy trì" để đối phó với virus, đồng thời cho phép nền kinh tế và cuộc sống của người dân trở lại bình thường.
Theo ông Kasai, các nước sẽ cần chuyển dần trọng tâm sang sống chung với COVID-19, thay vì phong tỏa nghiêm ngặt như trước đây.
"Điều này không có nghĩa là từ bỏ các biện pháp kiểm soát virus, mà là tập trung vào giảm thiểu nguy cơ, rủi ro dài hạn, cũng như làm tất cả những gì có thể để hạn chế biến chủng nguy hiểm hơn xuất hiện", ông Kasai nói thêm.
Ngoài ra, các quốc gia cần bảo vệ những người dễ bị tổn thương, tránh để hệ thống y tế bị quá tải thông qua việc tiêm chủng, các biện pháp y tế và xã hội, mở rộng năng lực hệ thống y tế, tăng cường phát hiện sớm và phản ứng có mục tiêu đối với các đợt bùng phát và thực hiện "cách tiếp cận dựa trên rủi ro" để ngăn các ca nhiễm nhập cảnh.
Theo South China Morning Post, một tài liệu được công bố trên trang web cuộc họp của ủy ban đã vạch ra 2 quỹ đạo đối với đại dịch, dựa trên các cuộc thảo luận từ một nhóm cố vấn về các trường hợp khẩn cấp y tế công cộng khu vực của WHO.
Theo đó, kịch bản đầu tiên, liên quan việc COVID-19 trở thành một căn bệnh đặc hữu, “với sự lây truyền ổn định ở mức độ thấp hơn do virus tiếp tục xuất hiện ở một số quốc gia và khu vực, thỉnh thoảng bùng phát”. Kịch bản thứ hai, virus có thể phát triển thành các biến thể mới, nguy hiểm hơn, thậm chí có thể khiến các vaccine hiện có không còn hiệu quả, tạo ra một “đại dịch trong đại dịch”.
“Không ai có thể đoán trước khi nào đại dịch này sẽ kết thúc, nhưng thực ra một nửa câu trả lời cho câu hỏi đó phụ thuộc vào các hành động mà chúng ta thực hiện” – ông Takeshi Kasai nói.
Bình luận của bạn