Xuất hiện bọ xít hút máu người gây sưng ngứa ngoài da

Những mẫu bọ xít hút máu (trong đó có một con còn sống) được đưa về Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh Ninh Thuận phân tích (Ảnh do trung tâm cung cấp)

Bọ xít hút máu người tấn công bé 2 tuổi

TP.HCM: Đề phòng bọ xít hút máu người

Bọ xít hút máu người gây bệnh gì?

Ngộ độc do ăn bọ xít đen, hơn 20 người phải đi cấp cứu

Chuyên gia bày cách phòng chống bọ xít hút máu

Chiều 26/5, ông Trần Xuân Hàm ở Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh Ninh Thuận, cho biết qua đối chiếu các mẫu bọ xít do người dân bắt gom với các dữ liệu về côn trùng cho thấy loài bọ xít này thuộc giống Panstrongylus, thường gọi trong dân gian là bọ xít hút máu.

Đây là một trong ba loài bọ xít đang có ở Việt Nam, thường sinh sống ở những bụi cây khô, nơi ẩm thấp thường có loài chuột sinh sống.

Trước đó, vài ngày qua, người dân khu nhà liên kế đường Lê Quý Đôn - thuộc khu phố 7, phường Phước Mỹ, TP Phan Rang - Tháp Chàm phát hiện nhiều bọ xít hút máu (kích thước từ 2 - 3 cm) từ ao nước thải bò vào nhà đốt người gây sưng ngứa ngoài da.

Người dân bắt gom đem về cơ quan chuyên môn để phân tích và được hướng dẫn cách phòng tránh, khử trùng diệt bọ xít.

Theo Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh Ninh Thuận, cách phòng tránh, diệt trừ hữu hiệu nhất loài bọ xít hút máu là thường xuyên lau dọn vệ sinh nhà cửa, gầm tủ, gầm giường để kịp thời phát hiện, đập chết bọ xít, ngăn chặn sự sinh sôi từ trứng; cùng với đó, phun các hoạt chất dùng trong y tế (loại diệt côn trùng) trong và xung quanh nhà.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn