Bệnh nhân tử vong sau gây mê tại BV Trí Đức.
Cô gái 17 tuổi tử vong sau khi tiêm thuốc gây mê
Lần đầu tiên Việt Nam có phòng thực hành và mô phỏng gây mê hồi sức
GE Healthcare ra mắt 2 dòng máy gây mê thế hệ mới
Đẩy mạnh lĩnh vực gây mê, chăm sóc phẫu thuật thiết yếu và khẩn cấp
Trước đó, sáng 25/12 tại BV Trí Đức, hai bệnh nhân được gây mê để thực hiện phẫu thuật. Sau gây mê, cả hai đều có biểu hiện sốc phản vệ như khó thở, tụt huyết áp, trụy mạch, nhận thức lơ mơ… được cấp cứu tại chỗ rồi chuyển sang BV Bạch Mai nhưng cả hai đã không qua khỏi. Đáng lưu ý, cả hai bệnh nhân đều được dùng các loại thuốc giống nhau, chỉ khác nhau về liều lượng theo cân nặng, cùng có biểu hiện sốc sau 30 giây tiêm thuốc.
Chia sẻ với báo chí, chị Vũ Hà Phương - vợ của nạn nhân Hoàng Văn T. (Hà Nội) cho biết, sau cái chết của chồng tại BV Trí Đức, đại diện BV này đã 2 lần đến phúng viếng và thăm hỏi. Lần gần nhất là vào trước Tết Nguyên Đán.
Chồng chị, anh Hoàng Văn T. (sinh năm 1982) là nạn nhân xấu số hôm 25/12, sau khi gây mê để phẫu thuật nội soi xoang - cắt amidan - chỉnh hình vách ngăn - nạo sùi vòm tại BV Trí Đức, anh đã không qua khỏi.
Đến giờ, chị Phương vẫn bàng hoàng, không tin vào sự thật chồng đã mất chỉ vì đi xử lý thủ thuật đơn giản là cắt amidan. “Kể từ ngày chồng qua đời, mọi sinh hoạt của gia đình vẫn đảo lộn, không ai lường được anh lại ra đi vì cắt amidan. Hiện sinh hoạt của 5 mẹ con (con út mới 3 tháng tuổi) phải nhờ vào họ hàng ở quê chăm sóc”, chị Phương chia sẻ.
Theo chị Phương, có đơn gia đình chị gửi tới Bộ Trưởng Bộ Y tế, bởi sau cái chết của anh T., gia đình chị đã nhiều lần đề nghị làm việc với BV Trí Đức nhưng phía bệnh viện cứ khất lần vì cho rằng chưa có kết quả giám định pháp y. “Đến nay, sau gần 2 tháng chồng chết mà chúng tôi vẫn không biết thực sự chồng mình chết vì nguyên nhân gì”, chị Phương nói.
Chị Thanh, em gái của nạn nhân nữ Quách Thị Mai P. (sinh năm 1979, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) tử vong sau gây mê để phẫu thuật chữa đa u 2 thùy tuyến giáp hôm 25/12 cũng cho biết, chị không đồng tình với nguyên nhân tử vong sốc phản vệ mà bệnh viện đưa ra.
Chị Thanh cho biết thêm, trước ca phẫu thuật, sức khỏe chị P. hoàn toàn khỏe mạnh. “Sáng định mệnh đó, sau khi được truyền chai thuốc có thêm một mũi vào đường truyền, chị gái tôi kêu buồn nôn nhưng chị vẫn được đưa vào phòng mổ để rồi sau 20 phút chúng tôi được báo tin chị đang được cấp cứu. Gia đình rất đau khổ, sốt ruột, mong muốn biết được chính xác nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị P.”, chị Thanh nói.
Bệnh viện cũng sốt ruột chờ kết quả!
Trả lời về vấn đề này, bà Phạm Thị Ngọc Bích - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trí Đức cho biết, sau khi sự cố xảy ra, Bệnh viện rất khổ tâm. Bệnh viện đã tuân thủ mọi chỉ đạo của cơ quan chức năng. Phía BV đến nay vẫn dừng toàn bộ các phẫu thuật, thủ thuật có liên quan đến gây mê.
Theo bà Bích, đến thời điểm này, Bệnh viện chưa nhận được kết luận gì từ cơ quan điều tra, phía Bộ Y tế hay Sở Y tế. Vì thế Bệnh viện cũng không có cơ sở nào để làm việc, trả lời những câu hỏi mà người nhà bệnh nhân mong muốn. Vì thế, khi nào có kết luận cuối cùng, Bệnh viện sẽ có buổi làm việc với gia đình các nạn nhân, từ đó đưa ra hướng giải quyết.
“Chúng tôi cũng mong muốn cơ quan điều tra, Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội sớm đưa ra kết luận tử vong của nạn nhân”, Bà Bích nói.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, vụ việc được cơ quan điều tra tiếp quản, pháp y tìm nguyên nhân. Phía cơ quan điều tra cho biết, có nội dung liên quan đến chuyên môn nên cần đợi Bộ Y tế lập hội đồng chuyên môn.
Trước đó, ngay sau hai ca tử vong sau gây mê, bà Trần Nhị Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, qua đánh giá ban đầu, các bác sỹ tại BV Đa khoa Trí Đức, bác sỹ tại khoa A9 - Bệnh viện Bạch Mai - các bác sỹ trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân trong vòng 2 tiếng đồng hồ, bệnh nhân tử vong. Chẩn đoán ban đầu là sốc phản vệ.
Bình luận của bạn