Ăn gì để tránh loãng xương?

Loãng xương: Căn bệnh nguy hiểm

Những tác nhân gây loãng xương ở nam giới

Dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa loãng xương

Loãng xương: Tại sao, như thế nào?


Bổ sung vitamin D và calci để phòng ngừa bệnh loãng xương


PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị: Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa xương hay gặp nhất do nhiều yếu tố tham gia. Trường phái Allbright thì cho rằng cơ chế hormone và chuyển hóa là chính. Trường phái Norđin thì cho rằng thiếu dinh dưỡng (do ăn vào ít và do rối loạn hấp thu ở ruột là chính.

Do vậy, để phòng loãng xương ở người già cần sử dụng các thuốc như: Các estrogen làm hạn chế tiêu xương, các steroid đồng hóa kích thích tạo xương, calci, fluo hoặc vitamin D, cần khuyên người già ăn nhiều sữa, trứng hoặc thức ăn giàu calci, phospho khác để tránh loãng xương.

Bên cạnh những thực phẩm rất tốt cho bệnh loãng xương cũng có một số loại thức ăn nên tránh khi bị loãng xương đó là: Các loại nước ngọt có gas vì hợp chất phospho trong nước giải khát ngọt hơn chè sẽ kéo chất vôi theo đường bài tiết; Thành phần phospho trong thịt nguội, cá xông khói cũng có tác hại tương tự…

Ngoài ra, người già cũng nên hạn chế dùng muối trong các món ăn. Thói quen ăn mặn thường xuyên sẽ làm hàm lượng calci trong cơ thể giảm đi đáng kể và nguy cơ mắc bệnh loãng xương là rất cao.

Theo Hội Loãng xương TP.HCM, ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 2,8 triệu người mắc bệnh, trong đó chủ yếu là nữ giới (chiếm 76%). Tính đến năm 2030, số người bị loãng xương ở Việt Nam có thể lên tới 4,5 triệu người (tăng từ 172% - 174%).

linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị