Bệnh béo phì khiến cơ thể dễ bị tổn thương, suy giảm miễn dịch
Đừng đùa, người béo phì cũng có nguy cơ cao bị tổn thương não bộ!
Người béo phì nên bắt đầu tập luyện giảm cân như thế nào?
Thừa cân, béo phì trước tuổi 40 làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Video: Trẻ bị hen suyễn có nguy cơ cao bị béo phì
Chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gia tăng nhanh chóng khiến cả thế giới rơi vào tình cảnh mất an toàn và cấp thiết tìm ra phương pháp điều trị. Mặc dù, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị hoặc vaccine cho chủng virus corona mới này. Hơn nữa, sự mơ hồ về dịch Covid-19 gây ra tranh cãi về những rủi ro, biến chứng và phương thức điều trị.
Theo quan điểm của nhà dịch tễ học người Pháp, Giáo sư Jean-François Delfraissy, béo phì khiến cơ thể dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc Covid-19. Theo ông, đây có thể là một trong những yếu tố quan trọng đằng sau tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao ở Mỹ, nơi có một phần lớn dân số bị thừa cân. Ngoài ra, ông Delfraissy cũng cho rằng, tỷ lệ tử vong của những bệnh nhân Covid-19 nặng, phải nhập viện chỉ là 2%. Nhưng con số này tăng lên 14% với trường hợp những người mắc bệnh nền và bệnh béo phì trước đó.
Các nhà khoa học vẫn đang tranh luận về việc béo phì có làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh điều này. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo người mắc những bệnh sau đây cần cẩn trọng với Covid-19 để đảm bảo an toàn tính mạng và tránh những hệ lụy đáng tiếc.
Bệnh tim
Trong một cuộc phỏng vấn, Tiến sỹ Ashok Seth, Chủ tịch, Viện Tim Fortort Escorts, New Delhi cho biết, khoảng 40% những người nhập viện vì nhiễm Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn khi họ có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Các chuyên gia tin rằng những người có tiền sử mắc bệnh tim không chỉ có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 cao mà còn phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng. Virus tấn công cả phổi và tim của bạn. Điều này khiến những người người sống sót sau đột quỵ và những người mắc bệnh tim dễ bị nhiễm trùng từ Covid-19, ông Ashok Seth nói.
Bệnh nhân tim mạch cần thực hiện chăm sóc sức khỏe chủ động trong thời gian cách ly xã hội
Bên cạnh việc tuân theo các biện pháp phòng ngừa cách ly xã hội, rửa tay và đeo khẩu trang, người bị bệnh tim nên tránh đến bệnh viện kiểm tra định kỳ mà nên sử dụng phương pháp khám bệnh trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bệnh nhân tim mạch cũng cần dự trữ các loại thuốc thiết yếu trong 2 tháng kể từ khi cách ly bởi cách ly xã hội có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp các loại thuốc này.
Bệnh đái tháo đường
Lượng đường trong máu cao làm giảm các tế bào miễn dịch của bạn. Hệ thống miễn dịch bị tổn thương khiến bạn khó chống lại các bệnh lây nhiễm, bao gồm Covid-19.
Bạn cần sử dụng đúng hướng dẫn các loại thuốc đái tháo đường và thường xuyên kiểm tra đường huyết. Bạn có thể kết nối với bác sỹ qua điện thoại để được tư vấn và điều trị bệnh.
Người cao tuổi mắc đái tháo đường cần dùng thuốc điều độ và ăn uống lành mạnh
HIV
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học về tác động của Covid-19 đối với những người mắc HIV nhưng các chuyên gia cho rằng hệ thống miễn dịch yếu khiến bạn dễ bị lây nhiễm virus hơn. Ngoài ra, những người nhiễm HIV có khả năng gặp các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng như: Suy hô hấp, suy đa tạng và sốc nhiễm khuẩn. Đặc biệt, bạn nên cẩn trọng nếu số lượng miễn dịch CD4 thấp.
Hiện tại, thế giới chưa có vaccine cho Covid-19. Cách duy nhất để bảo vệ bản thân khỏi virus là tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người nhiễm Covid-19. Các biện pháp quan trọng được khuyến nghị cho tất cả mọi người: Cách ly xã hội, tăng cường chế độ ăn uống lành mạnh, chất lượng giấc ngủ và giảm căng thẳng. Với lối sống lành mạnh, hệ miễn dịch chứa đề kháng giúp chống lại sự lây nhiễm virus. Đồng thời, bạn cần sử dụng thuốc điều trị cho HIV theo khuyến cáo của bác sỹ để giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Lưu ý riêng với những người ngoài 60
Bằng chứng từ khắp nơi trên thế giới cho thấy người già dễ bị tổn thương hơn và có tỷ lệ tử vong cao nhất trên tổng số ca tử vong vì Covid-19. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc Covid-19 cao gấp 2 lần so với những người trẻ. Sự kết hợp của bệnh nền và suy giảm chức năng miễn dịch ở người cao tuổi làm tăng nguy cơ tử vong do virus SARS-CoV-2.
Việc thay đổi chế độ ăn uống như: Giảm tiêu thụ đường, chất béo và thực phẩm chế biến giúp tăng khả năng miễn dịch của Người cao tuổi. Người già cần bổ sung ngũ cốc nguyên hạt và protein không mỡ (lean protein) trong bữa ăn, ngủ đủ giấc để giữ cho các tế bào miễn dịch hoạt động tốt giữa đại dịch Covid-19.
Bình luận của bạn