Bộ Y tế ban hành công văn thu hồi công văn số 5944 về việc công bố 12 sản phẩm hỗ trợ điều trị COVID-19.
"Khẩn thiết kêu gọi toàn hệ thống y tế tham gia chống dịch Covid-19 tại TP.HCM"
Bộ Y tế: Đảm bảo tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đúng đối tượng
Bộ Y tế đề nghị tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe vận chuyển hàng hóa vùng dịch
Bộ Y tế cho phép dùng xuyên tâm liên để điều trị COVID-19
Trước đó, ngày 24/7, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, sáng nay (26/7), Bộ Y tế tiếp tục ban hành văn bản số 5967/BYT-YDCT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành, các bệnh viện y học cổ truyền Bộ, ngành và các tỉnh thành phố, các bệnh viện chuyên khoa… về việc thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT.
Lý do thu hồi công văn 5944 được nêu rõ: “có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này".
Theo đó, tại hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu được ban hành kèm theo Công văn 5944, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19, gồm: Ngọc bình phong gia Xuyên tâm liên; Viên nang Kovir; Bạch địa căn; Siro Viêm họng; Siro Dưỡng âm bổ phế; Siro Ngân kiều; Hạnh tô; Vệ khí khang; Hoạt huyết Nhất Nhất; Viên nang Imboot; Xuyên tâm liên và Viên nang Nasagast - KG.
Ngoài ra, hướng dẫn cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn, thuốc xịt họng, gel rửa tay khô thảo dược, nước súc miệng...; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe như: Bổ trung khí ích, lục vị, hoàn lục vị, bát tiên trường thọ... Trong đó, có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng của các sản phẩm này.
12 trong số 26 sản phẩm đính kèm trong phụ lục công văn 5944 gây tranh cãi. Ảnh: Hà Nội mới
Công văn 5944 sau khi được ban hành đã vấp phải sự phản ứng của dư luận, nhiều ý kiến cho rằng các sản phẩm được đưa ra trong danh mục của công văn này không đúng tính năng và chưa có kiểm chứng về công dụng hỗ trợ điều trị COVID-19. Ngoài ra còn làm xảy ra tình trạng khan hiếm, đẩy giá một số loại thuốc trên thị trường, gây bất bình trong dư luận.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thế Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cho biết, trong đợt dịch ở TP.HCM và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, để kết hợp các phương pháp của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe, Cục tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Bộ và Bộ phận Thường trực của Bộ Y tế tại phía Nam về việc tiếp nhận sự hỗ trợ các sản phẩm y học cổ truyền và sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu để sử dụng phù hợp cho những người là F1 đang cách ly tập trung và F0 không có triệu chứng hoặc mức độ nhẹ và vừa.
Đồng thời, Cục cũng đã hướng dẫn các đơn vị y học cổ truyền trực tiếp tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 tham khảo, nghiên cứu để có thể xây dựng các bài thuốc y học cổ truyền và tiếp tục đánh giá tính an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên, sau khi công văn số 5944/BYT-YHCT được ban hành, Cục đã nhận được một số thông tin phản ánh về một số nội dung chưa phù hợp, gây hiểu nhầm, có nguy cơ tích trữ, nâng giá bán làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và tâm lý người dân.
“Sau khi tiếp nhận các thông tin phản ánh và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế liên quan đến công văn 5944/BYT-YHTC, chúng tôi đã rà soát lại nội dung. Với vai trò là cơ quan tham mưu, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền nhận thấy đây là sơ suất trong quá trình soạn thảo, tham mưu trình Lãnh đạo Bộ ban hành, dẫn đến một số nội dung chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Cục đã phối hợp với các Vụ/Cục liên quan rà soát, báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Bộ thực hiện thủ tục thu hồi công văn theo đúng quy định”- Ông Nguyễn Thế Thịnh cho biết.
Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược cổ truyền cũng khuyến cáo người dân không tự tìm mua các sản phẩm dù là thuốc nói chung hay kể cả sản phẩm y học cổ truyền vì những sản phẩm này đều phải sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Bình luận của bạn