Cảnh báo: Kháng sinh Cefotaxim gây ra tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng

Một số sản phẩm có chứa Cefotaxim đang được sử dụng trên thị trường hiện nay

Loại "thuốc kháng sinh" lành tính không tác dụng phụ với đường ruột

Dược phẩm Phong Phú sản xuất thuốc kháng sinh không đạt chất lượng

Trị nhiệt miệng bằng kháng sinh có hiệu quả?

Con rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém vì kháng sinh phải làm sao?

Cụ thể, theo báo cáo của Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cho thấy, các thuốc chứa Cefotaxim là thuốc được các cơ sở khám, chữa bệnh báo cáo nghi ngờ gây ra ADR (tác dụng không mong muốn) nhiều nhất trong liên tiếp 4 năm gần đây, từ năm 2012 - 2015. Trong đó, các phản ứng có hại được ghi nhận chủ yếu là sốc phản vệ/phản ứng phản vệ (bao gồm cả tử vong), ban đỏ, ngứa, phát ban, dị ứng...

Để đảm bảo sử dụng các thuốc chứa Cefotaxim an toàn, hợp lý, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế phải thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược trên địa bàn thông tin nêu trên và khuyến cáo cần tuân thủ chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, liều dùng của thuốc, chú ý tương tác thuốc khi kê đơn thuốc có chứa Cefotaxim.

Đặc biệt, các đơn vị chỉ được sử dụng thuốc sau khi đã khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân, thận trọng khi cần sử dụng thuốc có chứa Cefotaxim cho những đối tượng bệnh nhân có nguy cơ xảy ra ADR. Các đơn vị cần tăng cường tuân thủ Hướng dẫn sử dụng kháng sinh nói chung và hướng dẫn tiêm/truyền thuốc có chứa Cefotaxim nói riêng.

Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các đơn vị liên quan cần hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn phối hợp các đơn vị kinh doanh thuốc có chứa Cefotaxim tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại của các thuốc chứa Cefotaxim (nếu có).

Cefotaxim là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxim, bao gồm áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes), viêm phổi, bệnh lậu, bệnh thương hàn, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với metronidazol) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai.
Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin