Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Dùng thuốc Gout lâu năm có mắc bệnh thận không?
Cách làm thức uống giúp giảm đau do bệnh gout
Cà phê giúp giảm nguy cơ mắc gout
Món ngon cho người bị gout không gây đau, không tái phát
TS. Hoàng Bùi Hải – Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ngày 6/4 một bệnh nhân nam 55 tuổi đã được gia đình đưa vào viện trong tình trạng mệt mỏi, có biểu hiện sưng một bên mặt, khó thở.
Gia đình cho biết, bệnh nhân có tiền sử bị bệnh gout, uống rượu thường xuyên. Trước đó 1 tuần, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, cùng ngày thấy sưng nhiều một bên mặt, thở nặng nhọc, đến tối được gia đình đưa vào cấp cứu ở BV Đại học Y Hà Nội.
TS. Hải cho biết, khi bệnh nhân được đưa vào viện, các bác sỹ đã chứng kiến sự biến dạng ở vùng mặt vì gout. Theo đó, chỉ chưa đầy 10 phút, mặt bệnh nhân từ sưng phía bên trái đã lang sang vùng bên phải và lan xuống cổ. “Ngay lập tức, chúng tôi quyết định bóp bóng ambu oxy, đặt nội khí quản được xác định là khó, nên mở khí quản được chuẩn bị tại giường nếu tình huống nội khí quản thất bại”, BS. Hải kể lại.
Tuy nhiên, khi đặt nội khí quản 2 lần không được, ê kíp cấp cứu đã mở khí quản cho bệnh nhân và cấp cứu ngay tại giường bệnh. Tiếp đó truyền kháng sinh và được mổ cấp cứu để dẫn lưu áp xe, tránh lan xuống cổ và ngực. Sau khi phẫu thuật, dịch được lấy ra toàn màu đen và có mùi hôi thối.
Đánh giá về căn bệnh này, TS. Hải cho biết, căn bệnh hoại thư sinh hơi do viêm mô mềm lan tỏa vùng đầu mặt cổ không quá hiếm, mỗi năm bệnh viện vẫn tiếp nhận khoảng 3 - 4 trường hợp nhưng đều đặt được nội khí quản.
Tuy nhiên trường hợp này, diễn biến rất nhanh buộc kíp phải mở khí quản cấp cứu tại giường. Nhờ có kinh nghiệm từ những ca trước, nhờ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các chuyên khoa trong bệnh viện nên bệnh nhân đã qua được cái chết.
Bình luận của bạn