Việc lấy mẫu bệnh phẩm (dịch họng hoặc dịch tỵ hầu) cần tuân thủ hướng dẫn về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn
Việt Nam đã có hơn 6.000 bệnh nhân COVID-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19
Thêm 1 ca tử vong, Bắc Ninh ghi nhận 68 ca nhiễm mới trong vòng 12 giờ
Chuyên gia lý giải vì sao người mắc COVID-19 ít triệu chứng, dễ tử vong?
Trao đổi với Zing, TS. Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, nhận định khả năng cao sẽ có thêm nhiều ca mắc COVID-19 được phát hiện trong những ngày tới và “một vài tuần tới rất quan trọng trong việc kiểm soát các ổ dịch.”
Đánh giá cao chiến lược của Việt Nam trong các đợt dịch trước đây, TS. Kidong Park cho hay: “Từ bài học kinh nghiệm của những quốc gia khác, xét nghiệm trên diện rộng có nguy cơ tiêu hao nhanh vật tư quan trọng và gây quá tải cho phòng thí nghiệm. Đây là mối quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam hiện nay trong bối cảnh có nhiều ổ dịch đang diễn ra ở nhiều địa phương.”
10 ngày qua, nước ta liên tục ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 trong ngày trên mức 100 ca/ngày, và kỷ lục là ngày 25/5 với 444 ca mắc mới. Việt Nam hiện nay có thể triển khai xét nghiệm RT-PCR, xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm kháng thể nhằm sàng lọc những người có nguy cơ mắc bệnh.
TS. Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam - Ảnh: VGP
TS. Kidong Park đánh giá, Việt Nam đã thiết lập năng lực mạnh mẽ về xét nghiệm RT-PCR có thời gian quay vòng tốt, cho kết quả nhanh chóng. Đây vẫn là “tiêu chuẩn vàng” được WHO khuyến nghị để xác nhận COVID-19, do có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.
Tuy nhiên, để tránh việc quá tải của các nhân viên y tế trong thu thập và xét nghiệm mẫu, WHO khuyến nghị Việt Nam cần cân bằng một cách tốt nhất giữa việc thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, với nguồn nhân lực và vật tư sẵn có. Phòng thí nghiệm quá tải không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn của nhân viên phòng thí nghiệm và nhân viên y tế, mà còn có thể dẫn đến kết quả sai lệch.
Theo Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, những khu vực dịch bùng phát có thể áp dụng xét nghiệm phát hiện kháng nguyên nhanh nhằm phát hiện sớm và cách ly sớm các ca bệnh. Ngoài ra, sử dụng xét nghiệm kháng nguyên để xác định nhanh các ca bệnh ở khu vực có dịch bùng phát cũng giúp giảm nhẹ áp lực đối với các phòng xét nghiệm RT-PCR.
Xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể chẩn đoán SARS-CoV-2 trong vòng 5-7 ngày kể từ thời điểm khởi phát triệu chứng. Phương pháp này dễ sử dụng hơn, cho kết quả nhanh và ít tốn kém hơn, có thể áp dụng khi không có RT-PCR, hoặc khi thời gian để có kết quả của xét nghiệm RT-PCR quá lâu.
Tuy nhiên, TS. Kidong Park cũng nhấn mạnh rằng, độ tin cậy của xét nghiệm kháng nguyên hiện không ổn định như xét nghiệm RT-PCR, và không nên được coi là có thể thay thế xét nghiệm RT-PCR.
Hôm qua (26/5), Bắc Giang đã triển khai thí điểm việc hướng dẫn cho 200 công nhân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19. Bộ Y tế đã xây dựng video hướng dẫn công nhân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh, tổ chức tập huấn nhanh những người tự nguyện tham gia và sẽ áp dụng thí điểm trong 1 khu cách ly tập trung ở Bắc Giang. Mẫu sau khi được lấy bắt buộc phải được các cơ sở Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm COVID-19 thực hiện.
Hiểu được nhu cầu lấy mẫu diện rộng hiện nay, đại diện của WHO nhấn mạnh thêm, công tác xét nghiệm cần phải cân bằng giữa tác động đối với sức khỏe công cộng và nguồn nhân lực và vật tư, trang thiết bị sẵn có. Theo Nhân Dân, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng lưu ý rằng, thí điểm trên chỉ khuyến cáo ở Bắc Giang và Bắc Ninh, do số lượng cần xét nghiệm lớn, trong khi nhân viên lấy mẫu đang quá tải.
Bình luận của bạn