Chủng cúm gia cầm tại Pháp không gây nguy hiểm cho người?

Ông Stephane Le Foll lên tiếng khẳng định, dịch cúm gia cầm tại Pháp không gây nguy hiểm cho người

Dịch cúm gia cầm đang lan rộng tại nhiều địa phương

8 cách để phòng chống cúm gia cầm

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm và dịch cúm gia cầm

Cúm chết người lây lan nhanh

Vào thứ hai (14/12), 2 ổ dịch cúm gia cầm mới đã được phát hiện tại tỉnh Landes và Dordogne thuộc nước Pháp, nâng tổng số khu vực có dịch lên 15, liên quan đến ba dòng khác nhau: H5N1, H5N2 và H5N9.

Chính phủ nước này chia sẻ, virus H5N1 được tìm thấy ở Pháp thuộc chủng hoàn toàn khác chủng H5N1 ở châu Á từng gây ra tử vong cho rất nhiều người. Cụ thể, theo phân tích của Cơ quan Y tế và An ninh Lương thực Pháp Anses, những thành phần di truyền của chủng H5N1 được phát hiện tại các ổ dịch đầu tiên cho thấy, chúng không chứa các gene di truyền có liên quan đến sự bùng phát dịch nghiêm trọng giữa các loài chim và con người trong quá khứ. Tức là, chủng H5N1 tại Pháp không có nguy cơ gây hại sức khỏe cho con người.

Ông Stephane Le Foll cũng cố gắng trấn an người tiêu dùng lo sợ việc lây truyền virus thông qua con đường thực phẩm. Điều này là vì, ổ dịch đã xuất hiện tại vùng sản xuất pate gan ngỗng lớn của Pháp trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thực phẩm này tăng lên trong mùa lễ Giáng sinh và năm mới. "Người dân không thể nhiễm cúm bằng cách ăn thịt hoặc gan ngỗng. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm mua loại thực phẩm này để phục vụ cho các ngày lễ", ông nói.

Trong khi đó, người đứng đầu Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) từng cho biết, sự xuất hiện của 3 chủng khác nhau trong một thời gian ngắn như vậy tại Pháp là chưa từng xảy ra.

Hơn 15 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Nhật Bản, những nước nhập khẩu pate gan ngỗng lớn nhất thế giới đã áp đặt hạn chế một số loại sản phẩm có nguồn gốc gia cầm của Pháp sau khi nước này bùng phát dịch cúm gia cầm.

Dịch cúm gia cầm H5N1 có người bị nhiễm đầu tiên xảy ra tại Hong Kong vào cuối những năm 1990. Kể từ đó, nó lây lan từ châu Á đến châu Âu và châu Phi với hàng triệu gia cầm bị lây nhiễm, 844 trường hợp bị nhiễm là con người và 449 trường hợp tử vong sau đấy, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chim hoang dã được cho là nhóm đối tượng mang virus, chúng truyền nhiễm virus cho gia cầm khi sà xuống các trang trại của người dân hay thải ra phân bị ô nhiễm mà gia cầm vô tình tiếp xúc.

M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin