Giới khoa học Anh lo ngại về tiêm vaccine vẫn nhiễm biến thể Delta

Giới khoa học Anh lo ngại virus biến thể khiến người tiêm vaccine vẫn có nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Thế giới vượt mốc 200 triệu ca COVID-19 và sự "thống trị" của biến thể Delta

Biến thể Delta lây nhanh như thủy đậu, mạnh hơn cúm mùa

WHO cảnh báo biến thể Delta sẽ tiếp tục thống trị

Số ca tử vong vì COVID-19 tăng nhanh, biến thể Delta đang "nhấn chìm" Đông Nam Á

Trước đó, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng công bố một kết quả nghiên cứu tương tự và đã điều chỉnh khuyến nghị rằng những người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn nên đeo khẩu trang khi ở trong không gian kín. 

Biến thể Delta với khả năng lây nhiễm cao đã trở thành biến thể áp đảo trên toàn cầu, khiến cho đại dịch tiếp tục lây lan với hàng trăm triệu người mắc và hàng triệu người tử vong.

Vaccine COVID-19 đã cho thấy khả năng bảo vệ hiệu quả để ngăn chặn các ca bệnh nặng và ca tử vong trước biến thể Delta, đặc biệt nếu được tiêm đầy đủ 2 liều. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều dữ liệu về việc liệu những người đã được tiêm vacine có thể lây lan virus sang cho những người khác hay không.

"Một số kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy mức độ virus ở những người bị nhiễm biến thể Delta đã tiêm chủng tương tự như mức độ virus được tìm thấy ở những người chưa tiêm vaccine" - đại diện PHE cho biết.

Theo các nhà nghiên cứu PHE, gần 75% người dân Anh đã được tiêm 2 mũi vaccine COVID-19. Trong số những ca bệnh phải nhập viện ở Anh từ 19/7, 55,1% trong số này là những người chưa được tiêm vaccine, trong khi 34,9% là những người đã nhận được 2 liều vaccine COVID-19

Đại diện PHE cũng cho biết, phát hiện này cho thấy về nguy cơ lây nhiễm biến thể Delta dù những người đó đã tiêm vaccine hay chưa. Tuy nhiên, đây chỉ là những phân tích ban đầu và cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác nhận điều này.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu PHE cũng cho biết, một biến thể khác là B.1.621 được phát hiện lần đầu tiên ở Colombia, đã cho thấy những dấu hiệu về khả năng "trốn tránh" phản ứng miễn dịch được kích hoạt thông qua tiêm vaccine hoặc miễn dịch tự nhiên.

Giới khoa học Anh đã gọi biến thể này là "đang được xem xét" song vẫn chưa tuyên bố nó là "biến thể đáng lo ngại" - một khái niệm có thể yêu cầu những phản ứng chính sách mạnh mẽ hơn.

"Có những bằng chứng sơ bộ trong phòng thí nghiệm cho thấy việc tiêm vaccine và từng mắc COVID-19 trước đó có lẽ ít có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn nguy cơ nhiễm biến thể B.1.621", PHE nhận định, đồng thời cho biết 37 ca nhiễm biến thể này đã được ghi nhận ở Anh.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, dữ liệu này vẫn rất hạn chế và cần có nhiều nghiên cứu hơn được tiến hành. Không có bằng chứng cho thấy biến thể này dễ lây nhiễm hơn biến thể Delta.

Hiệp Nguyễn H+ (Theo ChannelNewsAsia)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn