Giới trẻ sợ khám sức khỏe trước hôn nhân

Chỉ có 2% bạn trẻ sẵn sàng khám sức khỏe trước hôn nhân

Phát hiện mới: Thiếu protein trong não khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ

Các dấu hiệu tiêu cực về sức khỏe mà nam giới không thể bỏ qua

Khám sức khỏe định kỳ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Có nên khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Một khảo sát về “sức khỏe sinh sản” mới đây có khoảng 400 bạn trẻ sắp lập gia đình tham gia cho thấy có khoảng 85% chưa nghe nói gì về khám sức khỏe trước hôn nhân, 10% bạn trẻ có nghe đến nhưng chưa rõ là như thế nào. Chỉ có 2% bạn trẻ sẵn sàng khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Tại sao các bạn trẻ ngại khám?

Tại sao chỉ có 2% bạn trẻ sẵn sàng?

BS Bùi Duy Luật (Khoa Ngoại niệu - ghép thận, Bệnh viện Nhân dân 115, TP.HCM) cho biết, ông và các đồng nghiệp khá bất ngờ trước kết quả khảo sát của Bệnh viện 115 tại một buổi sinh hoạt về “sức khỏe sinh sản” có khoảng 400 bạn trẻ sắp lập gia đình tham gia.

BS Vương Thị Ngọc Lan (Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, các cặp vợ chồng biết chi tiết về tình trạng sức khỏe của mình trước kết hôn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn về tâm lý, sức khỏe và cả những kế hoạch lâu dài cho đời sống vợ chồng.

Khám sức khỏe trước hôn nhân giúp hạn chế tình trạng vợ hoặc chồng cảm thấy bất ngờ và thất vọng về người bạn đời của mình vì không trung thực về tình trạng sức khỏe. Các cặp vợ chồng có vấn đề về sinh sản có thể biết trước để có kế hoạch khám và điều trị sớm nhằm tăng cơ hội có thai.

Với những cặp vợ chồng có bệnh lý di truyền, việc chẩn đoán sớm sẽ tránh sinh ra những đứa trẻ tàn tật là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trường hợp một trong hai người có các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, HIV... thì cặp vợ chồng đó sẽ được tư vấn các biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh lây nhiễm cho người còn lại và tránh lây nhiễm cho con.

Không ít bạn trẻ sợ phát hiện ra bệnh nên không khám sức khỏe tiền hôn nhân

Tuy vậy, BS Luật cho biết, có nhiều lý do khiến đa số bạn trẻ “xa lạ” với chương trình khám sức khỏe trước hôn nhân. Về khách quan, việc khám này chưa được giới thiệu nhiều đến các bạn trẻ. Về chủ quan, các bạn trẻ còn ngại ngùng, sợ tốn kém, không biết phải thực hiện như thế nào.

Cũng với buổi sinh hoạt “sức khỏe sinh sản” trên, khi đã được chia sẻ cặn kẽ về chương trình này thì khoảng 70% các bạn cho biết “vẫn còn ngại” và đa số là sợ sẽ... “lòi” ra bệnh nếu đi khám sức khỏe trước hôn nhân.

Đừng sợ mất hạnh phúc

Theo các bác sỹ, khám sức khỏe trước hôn nhân là một vấn đề mới được đưa ra và thực hiện gần đây, ngay cả ở các nước khác trong khu vực và thế giới. Khi khám, nếu một trong hai hay cả hai người có vấn đề, chưa chắc điều đó thực sự xảy ra sau khi lập gia đình.

Ví dụ người nam có tinh dịch đồ bất thường thì chưa chắc người đó thật sự bị hiếm muộn sau lập gia đình. “Không có trường hợp nào do các vấn đề sức khỏe phát hiện được không có các biện pháp chẩn đoán và điều trị sớm” - BS Ngọc Lan cho hay.

BS Luật cho rằng các bạn trẻ đi khám nếu có những vấn đề khó khăn, các chuyên gia sẽ cùng đôi bạn thảo luận và tìm ra hướng giải quyết thích hợp.

Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe sinh sản giúp các cặp vợ chồng trẻ sớm chào đón những đứa trẻ

Vì vậy, đừng nghĩ “khám, phát hiện bệnh sẽ mất hạnh phúc”. “Bản thân tôi đã có nhiều dịp cắt da quy đầu cho nhiều quý anh, sau đó họ rất vui mừng và báo lại là đời sống vợ chồng rất hạnh phúc. Hay các trường hợp chị em phụ nữ được điều trị bệnh lý lạc nội mạc tử cung (bệnh này làm cho phụ nữ khó có em bé), sau đó họ đã sinh được con. Rồi biết bao trường hợp chúng tôi điều trị cho các cặp hiếm muộn, niềm vui của họ vỡ òa khi đón những đứa trẻ chào đời. Cũng có vài cặp gặp khó khăn khi anh chồng được phát hiện khả năng có con thấp. Thoạt đầu họ muốn chia tay nhưng khi được chúng tôi giải thích và tìm nhiều cách giải quyết thì cuối cùng, bằng tình yêu sắt son của mình, họ vẫn chấp nhận đến với nhau và yêu thương nhau” - BS Luật khẳng định.

Phòng nhiều bệnh

Theo BS Bùi Duy Luật, đôi bạn trẻ sắp cưới đi khám sẽ được kiểm tra, chẩn đoán, điều trị và dự phòng rất nhiều bệnh lý như dư, hẹp da quy đầu, tinh hoàn ẩn, bất thường cấu trúc dương vật, ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật, yếu sinh lý, rối loạn cương và các chỉ số về “khả năng truyền giống”... (đối với nam giới); hoặc viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn kinh nguyệt, u nang buồng trứng, HPV, u xơ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, bất thường về cấu trúc và chức năng của tử cung, vòi trứng... (đối với nữ giới).

Các bệnh lý chung cho hai giới như bệnh lây truyền qua đường tình dục, lao, viêm gan siêu vi B, C; bệnh lý có thể liên quan đến đứa trẻ sinh ra như rubella, uốn ván, thủy đậu, viêm gan siêu vi B, C, virus Zika, các bệnh lý về huyết học và các dị tật bẩm sinh...

5 kiểm tra 
cơ bản trước 
hôn nhân
- Kiểm tra HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Xét nghiệm nhóm máu của 2 vợ chồng.

- Xét nghiệm bệnh lý Thalassemia (đây là bệnh di truyền về máu, có thể truyền qua cho con. Thể nặng nhất có thể gây phù nhau thai, dị tật bẩm sinh và thai chết lưu).

- Khảo sát khả năng sinh sản (đối với nam giới có thể thực hiện tinh dịch đồ, đối với nữ có thể khảo sát chức năng phóng noãn).

- Kiểm tra các bệnh lý nội ngoại khoa mãn tính khác.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn