Hội nghị Ban chấp hành Trung ương mở rộng Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam năm 2018 diễn ra thành công tốt đẹp
Nếu quản lý tốt, TPCN có thể thành ngành kinh tế mũi nhọn!
Hội nghị khoa học quốc tế về Thực phẩm chức năng lần 2 thu hút hơn 300 đại biểu
Hội thảo quốc tế về thực phẩm chức năng
Đưa ngành TPCN Việt Nam trở thành ngành kinh tế y tế mũi nhọn
Ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Trong Nghị định mới này có một nội dung quy định từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN và thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu sau 1/7/2019, các doanh nghiệp sản xuất TPCN không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất Thực phẩm chức năng còn băn khoăn và có nguyện vọng kéo dài thời gian quy định này tại phần thảo luận của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương mở rộng Hiệp hội Thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam năm 2018. Tuy nhiên, phát biểu về vấn đề này, PGS.TS Trần Đáng ủng hộ chủ trương của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế và Chính phủ trong việc thực hiện đúng thời gian tiêu chuẩn GMP trong sản xuất TPCN.
Về phía Cục An toàn thực phẩm, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, chắc chắn nghị định mới của Chính phủ về thời gian thực hiện GMP trong sản xuất TPCN sẽ thực hiện đúng lộ trình. Do đó, kể cả các doanh nghiệp sản xuất TPCN đang xây dựng nhà máy nhưng đến thời điểm 1/7/2019 mà vẫn chưa được cấp tiêu chuẩn GMP thì vẫn buộc phải tạm ngừng sản xuất cho đến khi được cấp chứng nhận GMP.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm phát biểu tại hội nghị
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, hiện nay cả nước có trên 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên nếu áp quy định của Nghị định 15 thì chỉ có trên dưới 300 cơ đạt đủ điều kiện GMP để tiếp tục được hoạt động. Thực tế qua kiểm tra, rất nhiều doanh nghiệp hiện đã đạt được tiêu chuẩn GMP nhưng cũng còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn này
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Hồ Bá Do - Giảng viên cao cấp Học viện Quân y so sánh giữa việc sản xuất TPCN của Việt Nam với Thái Lan. Cụ thể, các nhà máy sản xuất TPCN ở Thái Lan đã đạt tới 5 tiêu chuẩn trong sản xuất TPCN. Trong khi đó, sản xuất TPCN tại Việt Nam lại vất vả để đạt được một chỉ tiêu. Do đó, việc thực hiện tiêu chuẩn GMP trong sản xuất TPCN là điều rất cần thiết và buộc phải thực hiện ngay.
Cũng tại hội nghị lần này, các đại biểu đã thảo luận về định hướng phát triển trong tương lai với mục tiêu đưa ngành TPCN Việt Nam trở thành ngành kinh tế y tế mũi nhọn. Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới, Chính phủ cũng như các bộ ngành sẽ triển khai quyết liệt việc quản lý thực phẩm chức năng.
Trên thực tế, chúng ta không lo thiếu thực phẩm chức năng mà chỉ lo thiếu thực phẩm chức năng có chất lượng tốt. Nếu không siết chặt quản lý, vẫn để tình trạng quản lý lỏng lẻo như hiện nay, sẽ gây ra sự không bình đẳng đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng, đồng thời làm giảm sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với mặt hàng này.
Bình luận của bạn