PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ về những trường hợp người dân nhập viện vì tự ý dùng thuốc kháng sinh.
Sẽ cắt lương, thưởng bác sỹ lạm dụng kháng sinh
"Không hành động hôm nay ngày mai không thuốc chữa"
Mẹ cần biết gì khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh?
Có thể tử vong chỉ vì một vết cắt do kháng thuốc kháng sinh
Kháng kháng sinh - Mối đe dọa toàn cầu: Bạn có thể làm gì?
Đó là một trong nhiều trường hợp được PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) dẫn chứng về thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi đang diễn ra ở rất nhiều người hiện nay.
Theo lời kể của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, ban đầu qua tìm hiểu trên mạng, gia đình cho biết cháu có biểu hiện giống bị hen nên đã đặt mua thuốc điều trị bệnh hen cho cháu uống kéo dài, trong đó có cả kháng sinh. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc một thời gian, bệnh không thuyên giảm. Cháu bị mụn mọc khắp người, đỏ tấy bao gồm cả mặt, lưng và chân, tay.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định trường hợp này là tác dụng phụ của thuốc có chứa corticoid. Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhi này không mắc bệnh hen.
“Ngay sau khi tôi bảo dừng uống thuốc dứt lời, cháu bé từ vẻ mặt lo lắng, trở nên tươi cười, hoạt náo hẳn. Một thời gian sau tái khám, tình trạng của cháu gần như đã được cải thiện hoàn toàn”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo người dân không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự hướng dẫn, kê đơn của bác sỹ
Trường hợp thứ hai đến từ một bệnh nhi bị viêm đường hô hấp mới được PGS.TS Dũng trực tiếp thăm khám. Khi được hỏi, bố mẹ cháu bé thản nhiên nói rằng họ đã cho cháu uống thuốc kháng sinh sau khi tìm hiểu và làm theo hướng dẫn trên mạng.
“Nghe câu trả lời của phụ huynh, tôi không nói gì. Lúc sau về phòng, tôi mở máy ra tra thử các hướng dẫn ở trên mạng thì thấy hàng loạt các trang không chuyên về y học, nhưng vẫn hướng dẫn cách chữa bệnh và cách sử dụng thuốc. Qua tìm hiểu 10 trang, tôi thấy có 8 trang tư vấn sai hoàn toàn”, PGS Dũng kể lại.
Theo PGS Dũng, kháng sinh là một dạng thuốc đặc biệt, phân ra nhiều nhóm, mỗi một loại kháng sinh được chế ra để tiêu diệt một loại vi khuẩn nhất định và phụ thuộc vào tiến triển của bệnh... chứ không phải một loại kháng sinh dùng cho tất cả những trường hợp.
Không chỉ vậy, kháng sinh còn được phân vào nhóm “thuốc hóa học”, vì thế ngoài dùng để chữa bệnh, kháng sinh nào cũng có mặt hại của nó, nhất là ảnh hưởng đối với gan và thận, sau đó là biểu hiện dị ứng, nổi đầy ban trên người.
“Chính vì thế, ngành y có quy định kháng sinh phải được bán theo đơn của bác sỹ, chỉ bác sỹ có chứng chỉ mới được kê kháng sinh, còn dược sỹ không có quyền tư vấn người bệnh dùng loại thuốc này”, PGS Dũng khẳng định.
Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ kháng kháng sinh cao
Vừa qua, tại Lễ mít tinh truyền thông về phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam năm 2016, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội. Hằng năm có hàng triệu người chết cho kháng thuốc, trong đó có 1,4 triệu trẻ em và phải chi hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc.
Đáng báo động ở Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng đa thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng đặc biệt ở nhóm vi khuẩn gram âm, thường xuất hiện trong các bệnh viện đã có vi khuẩn biến đổi gene đa kháng với carbapenem thế hệ mới. Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trên thế giới.
Bình luận của bạn