Những sai lầm “chết” người khi dùng thuốc

Dùng sai thuốc sẽ không an toàn cho sức khỏe và ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thuốc. Nguồn ảnh: Internet

Cẩn trọng khi dùng thuốc điều trị tăng huyết áp

Làm gì khi bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh?

Ai không được dùng thuốc dạng viên sủi?

Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mũi Naphazolin

Thời gian dùng thuốc

Khi dùng bất cứ loại thuốc nào người bệnh cần hỏi kỹ bác sỹ về thời gian dùng thuốc: Ngày chia mấy lần, uống trước hay sau bữa ăn, loại thuốc này không dùng chung cùng lúc với thuốc nào và mỗi người cần tập thói quen đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng thuốc. Ví dụ, nếu có hướng dẫn “uống trước khi ăn”, cần dùng khi dạ dày còn trống.

Không đủ liều dùng

Đa phần các loại thuốc kháng sinh khi sử dụng cần phải uống liên tiếp trong vòng 1 tuần. Nếu không đủ liều dùng, có thể dẫn đến trình trạng bệnh tật kéo dài hoặc bệnh cũ tái phát.

Nghiền nhỏ thuốc

Nhiều người thường có thói quen nghiền hoặc bẻ nhỏ thuốc để trẻ dễ uống. Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi, có nhiều dạng thuốc không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Việc này làm thay đổi tác dụng của thuốc, có thể dẫn đến mất hoặc làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra độc tính cho người dùng. Với trường hợp này cần hỏi ý kiến bác sỹ để có biện pháp khắc phục.

Dùng thuốc trùng lặp

Các loại dược phẩm trong thuốc cảm thường dùng đều chứa thành phần giảm đau hạ sốt, nếu dùng đi dùng lại sẽ dẫn đến dùng thuốc quá liều lượng, dễ gây ra các phản ứng không tốt, khống chế tái tạo máu.

Uống thuốc thẳng từ chai

Thường gặp với dạng thuốc nước, sirô, dung dịch... Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm khuẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.

Dùng nhiều loại thuốc cùng lúc có thể gây phản ứng giữa các thuốc. Nguồn ảnh: Internet

Uống nhiều loại thuốc cùng lúc

Nhiều người phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc để điều trị bệnh. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc có một tính năng và công hiệu riêng, có những tính chất và phản ứng khác nhau, có tác dụng đối với các bộ phận trong cơ thể con người và thời gian tác dụng cũng khác nhau. Do đó, việc uống cùng lúc nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu, trao đổi giữa các thuốc hoặc gây ra phản ứng giữa các thuốc. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian, số lần và cách kết hợp cho hợp lý. Uống mỗi một loại thuốc ít nhất phải cách nhau khoảng một giờ.

Uống sai thuốc

Luôn phải đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng để đảm bảo rằng nó khớp với các triệu chứng của bệnh và thuốc chưa hết hạn. Việc dùng thuốc quá hạn sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thuốc và không an toàn cho sức khỏe.

Nạp thuốc sai cách

Thuốc phổ biến thường được dùng ở dạng uống, nhưng đôi khi cũng có loại thuốc được truyền vào cơ thể qua mắt, tai, mũi hay trên da… Bạn không bao giờ được phép nhầm lẫn hay tự ý thay đổi cách sử dụng.

Nằm uống thuốc

Với tư thế nằm, thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản.

Thời điểm dùng thuốc không đúng

Có một số loại thuốc chỉ dùng khi bệnh mới xuất hiện. Khi bệnh đã thuyên giảm thì ngừng sử dụng, không được sử dụng lâu. Ví dụ, thuốc giảm sốt thường khi nhiệt độ cơ thể nóng hơn 39 độ C thì mới dùng, nếu tiếp tục sốt không giảm thì 4 - 6 tiếng sau lại uống tiếp. Sau khi hạ sốt thì không cần phải uống thêm nữa.

Quy tắc sử dụng thuốc an toàn
- Lên danh sách các loại thuốc đã và đang dùng. Khi đang uống quen một loại thuốc trong một lần điều trị muốn đổi sang loại thuốc khác phải hỏi ý kiến bác sỹ.
- Nói cho bác sỹ biết tiền sử dị ứng thuốc nếu có.
- Nếu chẳng may uống nhầm thuốc cần đến gặp bác sỹ ngay, bất kể đó là những loại thuốc gì.
- Khi mua thuốc về nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Tốt nhất là nên đi khám khi có bệnh và dùng thuốc theo sự chỉ định/hướng dẫn của bác sỹ.
Linh Ly (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động