Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ có mặt tại Tọa đàm khi cuộc đối thoại đang đi vào bế tắc.
Hình ảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lội bộ vào Sơn Đoòng gây ấn tượng với cộng đồng
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không "bỏ ngỏ" lĩnh vực nước sinh hoạt
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Tôi rất lo!
Thiếu iod gây hại cho sức khỏe như thế nào?
Từ kiến nghị “nảy lửa” của Hiệp hội Sữa Việt Nam được nêu ra tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 năm 2017 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ngày 10/3 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh chủ trì Hội nghị này, đã yêu cầu tổ chức cuộc đối thoại giữa Bộ Y tế và Hiệp hội Sữa Việt Nam với các cơ quan liên quan về quy định muối trong chế biến thực phẩm phải được bổ sung iod trước khi Nghị định 09 Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm chính thức có hiệu lực với các doanh nghiệp (15/3/2017).
Cuộc đối thoại đã diễn ra vào chiều ngày 13/3 tại Văn phòng chính phủ do Phó chủ nhiệm VP Chính phủ Nguyễn Văn Nên và thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ trì với sự tham dự của Bộ Y tế, đại diện Hiệp hội Sữa Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp, các nhà khoa học, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), đại diện Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham).
Hỏi đúng - trả lời chưa trúng
Mở đầu cuộc đối thoại, PGS.TS Trần Quang Trung - nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam, khẳng định iod đặc biệt cần thiết trong chăm sóc sức khỏe, phòng các bệnh bướu cổ, đần độn và các rối loạn do thiếu iod gây ra và ủng hộ chương trình bổ sung iod vào muối ăn của Chính phủ.
Tuy nhiên, thay mặt các doanh nghiệp và các nhà khoa học, ông Trung đề xuất Chính phủ xem xét lại Điểm a, Khoản 1, Điều 6 của Nghị định 09 (NĐ 09/2016/NĐ-CP ký ngày 28/1/2016 và chính thức có hiệu lực với các doanh nghiệp từ ngày 15/3/2017) theo hướng: Chỉ quy định sử dụng muối có iod giới hạn ở một số sản phẩm thực phẩm thay vì quy định chung là Muối dùng để ăn trực tiếp, muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iod như Điểm a nêu.
Theo đó, các doanh nghiệp lo ngại về tác động của iod với thực phẩm theo hướng bất lợi cho sản phẩm của doanh nghiệp (gây biến màu, biến mùi, mất khả năng chống oxy hóa…) và đặc biệt là sẽ gặp khó khăn khi cơ quan chức năng hậu kiểm vì sản phẩm không đảm bảo được chất lượng như công bố (do iod có tính thăng hoa, dễ tương tác với các thành phần khác trong thực phẩm và biến đổi mạnh khi gặp nhiệt….).
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cũng đồng tình với ý kiến trên, đồng thời bày tỏ thêm lo ngại NĐ 09 sẽ gây thêm rào cản không cần thiết ở góc độ thương mại, do các sản phẩm trên toàn cầu khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải thay đổi nguyên liệu.
Ủng hộ quan điểm này, bà Phan Thị Kim - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam và ông Đào Huy Tám, Tổng thư ký Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, đều đề xuất: NĐ 09 chỉ nên áp dụng với muối ăn trực tiếp còn muối sử dụng trong chế biến nên tự nguyện và nếu bắt buộc thì phải có hướng dẫn chi tiết. Bởi mỗi thực phẩm có hàm lượng iod khác nhau, mỗi cá nhân có nhu cầu iod khác nhau.
Còn đại diện Hiệp hội Thủy sản Việt Nam cho biết nước mắm Việt đã được xuất khẩu đi hơn 40 quốc gia trên thế giới và chưa nước nào có yêu cầu về muối sản xuất nước mắm phải có iod.
Trong khi đó, câu trả lời từ đại diện Bộ Y tế, WHO, UNICEF đều chỉ tập trung vào sự cần thiết phải bổ sung iod vào muối, vào thực phẩm để bảo vệ sức khỏe trẻ em, bảo vệ giống nòi, vì sự phát triển thịnh vượng của đất nước, dân tộc trong bối cảnh tỷ lệ trẻ em mắc bướu cổ, các rối loạn liên quan đến iod đã tăng 2 - 3 lần so với giai đoạn vàng (2005 - thời điểm hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống thiếu iod) và mức iod niệu trung vị cũng đang giảm tới hơn nửa so với ngưỡng chuẩn của WHO.
Tôi đề nghị những cuộc đối thoại như hôm nay sẽ trở thành thường xuyên. Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ thành lập một tổ công tác chuyên trách, tiếp nhận các ý kiến của doanh nghiệp và ‘kết nối’ với các bộ ngành để tổ chức đối thoại thẳng thắn giữa các bên.
Vai trò của Chính phủ kiến tạo không chỉ ra chính sách đúng mà còn làm cho mọi ý kiến trong xã hội đồng thuận với nhau theo hướng tốt”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đại diện các cơ quan này cũng đưa ra các bằng chứng, nghiên cứu cho thấy sự mất mát của iod khi đưa vào chế biến thực phẩm là có thể chấp nhận được và đã có tới 18 Quốc gia, trong đó có các quốc gia gần Việt Nam như Lào, Campuchia, Singapore… đã áp dụng dù ban đầu cũng gặp khó khăn do phản ánh của doanh nghiệp.
Thậm chí, có ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng rằng, nếu giả sử đưa muối có iodvào chế biến thực phẩm, gây ra biến màu, biến mùi thì Doanh nghiệp cần tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu được ích lợi của iod.
Cuộc đối thoại đi vào bế tắc khi đại diện phía Doanh nghiệp mong muốn cơ quan chức năng xét xét, làm rõ quy định, giới hạn sử dụng muối iod với từng nhóm sản phẩm để doanh nghiệp thực hiện còn phía Cơ quan chức năng chỉ tập trung nói tới tính cần thiết phải đưa muối iod vào sản phẩm thực phẩm vì mục tiêu sức khỏe quốc gia.
Nếu có lắng nghe thì sẽ khác!
Sau khi cuộc họp diễn ra gần 2 tiếng và đang đi vào bế tắc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã bất ngờ xuất hiện.
Rất nhanh chóng, Phó Thủ tướng đưa ra các câu hỏi tập trung vào 3 nội dung chính: đối tượng của NĐ 09, khả năng kiểm soát hàm lượng iod trong sản phẩm cuối cùng và doanh nghiệp gặp vướng mắc gì khi đưa muối iodvào chế biến sản phẩm.
Với thái độ cởi mở, thân thiện, Phó thủ tướng đã đề xuất các đại biểu tham dự đối thoại, ai biết sẽ trả lời.
Nhiều ý kiến đã được đưa ra nhưng không đúng trọng tâm câu hỏi. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải liên tục nhắc nhở các bên trả lời đúng vào trọng tâm câu hỏi. Kết quả là vấn đề vướng mắc đang gay gắt bỗng trở nên đơn giản.
Từ đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lập tức chỉ đạo Bộ Y tế cần có ngay hướng dẫn sớm nhất về việc đối tượng của Điểm a, Khoản 1, Điều 6 của NĐ 09 chỉ là các doanh nghiệp chế biến muối (75 công ty sản xuất muối - PV); Chỉ áp dụng trong sản phẩm muối chứ không kiểm tra iod trong sản phẩm cuối cùng; Doanh nghiệp nếu gặp khó khăn khi đưa muối iod vào sản phẩm thì cần báo lên cơ quan quản lý để tìm hướng giải quyết.
Trong khi chờ văn bản hướng dẫn thực hiện NĐ 09, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế trả lời kiến nghị của Hiệp hội Sữa Việt Nam trước ngày 15/3 để các doanh nghiệp yên tâm thực hiện.
Đại diện Bộ Y tế cho biết ngay trong ngày 14/3 sẽ có văn bản trả lời kiến nghị của doanh nghiệp.
Bình luận của bạn