Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển tự nhiên và khỏe mạnh
Vi chất dinh dưỡng: Cần ít nhưng phải đủ
Tháng 6, hãy đưa trẻ đi uống vitamin A
Bổ sung vi chất giúp trẻ 'mắt sáng, dáng cao, dồi dào năng lượng'
Làm sao biết cơ thể thiếu vi chất?
Cụ thể, theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện có đến 27,8% trẻ em bị thiếu máu, 63,6% trẻ bị thiếu sắt, 13% trẻ thiếu vitamin A, riêng tình trạng thiếu kẽm lên đến 69,4%. Theo số liệu này, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ có xu hướng giảm so với điều tra quốc gia năm 2010, nhưng tốc độ giảm rất chậm, trong đó tỷ lệ trẻ thiếu vitamin A chưa đạt mục tiêu quốc gia đề ra năm 2015.
Thiếu vi chất dinh dưỡng nguyên nhân chủ yếu do khẩu phần ăn không cung cấp đủ 100% nhu cầu của cơ thể. Do vậy giải pháp vẫn là nâng cao chất lượng bữa ăn bằng cách đa dạng hóa thực phẩm và tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là giải pháp trung hạn có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cho phần lớn bộ phận dân cư.
Để cải thiện tình trạng "đói" vi chất, cần ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vi chất bao gồm rau, củ, quả và chất đạm có nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng...). Tiêu thụ thực phẩm đa dạng là biện pháp cơ bản nhất. Ngoài ra, cũng còn một cách để đảm bảo đủ vi chất, đó là sử dụng các loại thực phẩm được bổ sung vi chất. Việc bổ sung này là cần thiết đặc biệt đối với một số loại vi chất mà chế độ ăn thông thường không thể đủ cung cấp, ví dụ như bổ sung iod vào muối, nước mắm, bổ sung vitamin A vào đường, dầu ăn, bổ sung sắt, kẽm vào bột dinh dưỡng trẻ em.
Bình luận của bạn