Nhiều áp lực bủa vây giáo viên
Chuyện thế giới "cai" điện thoại trong trường học
"Viết tiếp ước mơ" cho học sinh nghèo hiếu học
16 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn trường học ở Hà Nội
Thời tiết 3 miền ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thế nào?
Nhiều giáo viên chịu áp lực lớn từ phụ huynh
Theo Đề án khoa học công nghệ cấp Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 “Nghiên cứu đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang” do Viện Phát triển chính sách Đại học Quốc gia TP.HCM (IDP-VNU) thực hiện, cho thấy giáo viên đang đối mặt với nhiều loại áp lực, bị quá tải trong công việc.
IDP-VNU đã phỏng vấn các nhà quản lý giáo dục, giáo viên các cấp và khảo sát diện rộng 12.505 giáo viên tại 3 địa phương trên vào tháng 9 và tháng 10/2024 (thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực), phỏng vấn 132 các nhà quản lý giáo dục, giáo viên các cấp. Nội dung phỏng vấn và khảo sát liên quan thu nhập, đời sống, tinh thần, động lực theo nghề và mong muốn cải thiện chính sách của giáo viên.
Kết quả phỏng vấn cho thấy kể từ khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (áp dụng từ ngày 1/7/2024), thu nhập của giáo viên được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, thu nhập của nghề giáo chỉ đáp ứng trung bình 51,87% nhu cầu chi tiêu hàng tháng của gia đình giáo viên đối với nhóm không có làm thêm các nghề phụ. Đối với nhóm giáo viên có làm thêm nghề phụ, chỉ đáp ứng khoảng 62,55%. Riêng giáo viên có thâm niên dưới 10 năm đánh giá thu nhập của nghề giáo chỉ đáp ứng trung bình 45,7% nhu cầu chi tiêu hàng tháng của gia đình.
Đánh giá mức độ áp lực tài chính (thu nhập từ nghề giáo không trang trải đủ cuộc sống) của giáo viên có mức điểm bình quân khá cao 3,61/5 (5 là rất áp lực). Trong đó, 44% giáo viên cho biết họ đang chịu áp lực đến rất áp lực; chỉ có 19% giáo viên cho rằng họ đang thoải mái và rất thoải mái, không bị áp lực tài chính.
Ngoài ra, giáo viên còn gặp áp lực bởi các hoạt động chuyên môn như chuẩn bị bài giảng, họp bộ môn, các công việc hành chính, xã hội khác; áp lực liên quan các quy định về chuẩn mực nhà giáo, thái độ với học sinh…
Đặc biệt, có đến 70,21% giáo viên cho rằng họ đang bị áp lực hoặc rất áp lực từ phụ huynh học sinh. Đồng thời 40,63% giáo viên cho biết họ từng có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy 71,83% giáo viên bị quá tải trong công việc, tỉ lệ này ở giáo viên mầm non là 87,65%. Trong khi đó, gần 70% giáo viên mầm non không có thời gian hoạt động thể dục thể thao, giải trí và 46% giáo viên ở các cấp khác dành dưới 10% thời gian trong ngày cho hoạt động thể dục thể thao, giải trí. Thời gian giáo viên dành cho chăm sóc gia đình chỉ chiếm 15,81% quỹ thời gian.
Nên có chính sách đãi ngộ tốt hơn với nhà giáo
Đối mặt nhiều khó khăn về áp lực và thu nhập, điều giáo viên mong muốn nhất (hơn 89,1%) là có hỗ trợ về tài chính như vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi dựa vào thâm niên, kế đó là giảm tuổi hưu, tăng thu nhập, giảm các rào cản trong thăng hạng giáo viên, giảm các nhiệm vụ liên quan, cải thiện bệnh thành tích...
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu cho rằng việc tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể của nhà giáo cần được đặt lên hàng đầu, tiếp tục phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo trong bối cảnh mới; đảm bảo tính khả thi với cải cách tiền lương và phụ cấp nhà giáo.
Nhóm cũng kiến nghị nhà chức trách cân nhắc để giáo viên, cả bậc mầm non lẫn phổ thông, được nghỉ hưu sớm hơn so với hiện hành, tùy thuộc nguyện vọng. Đồng thời, các sở, ngành xem xét ban hành chính sách ưu đãi tài chính, xây dựng quỹ hỗ trợ quốc gia cho giáo viên trẻ, môn đặc biệt, vùng đặc biệt...
Bình luận của bạn