Phòng tránh phản ứng tâm lý dây chuyền sau tiêm vaccine

Phụ huynh nên quan tâm đến trẻ em nhiều hơn trước-trong-sau khi tiêm chủng

11 học sinh nhập viện sau tiêm vaccine Sởi - Rubella

Vụ trẻ nhập viện sau tiêm vắc xin là do… tâm lý?

Vaccine miễn phí: Người dân e dè

Vaccine Ebola - Cả thế giới gồng mình

Rà soát, tiêm vét vaccine sởi cho trẻ 9-12 tháng

Phản ứng xảy ra liên tiếp

Mới đây nhất, tại Trường THCS Giang Đồng, xã Kỳ Đồng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh 11 nữ sinh đã phải tới Trạm Y tế xã Kỳ Đồng điều trị sau khi được tiêm phòng vaccine Sởi - Rubella tại trường.

Theo ông Phu: “Trong số hơn 9 triệu trẻ vừa được tiêm vaccine Sởi - Rubella thời gian vừa qua, ghi nhận 2,6% có phản ứng sau tiêm với biểu hiện đau tại vết tiêm, sốt nhẹ sau tiêm. Đây là các phản ứng thông thường, không ghi nhận phản ứng bất thường, sốc phản vệ sau tiêm”.

Lý giải về sự việc các em, có những biểu hiện chóng mặt, buồn nôn sau khi tiêm vaccine thì ông Nguyễn Anh Hân - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kỳ Đồng nói: “Em Trần Khánh Huyền có biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, đau đầu là do không ăn sáng dẫn tới hạ đường huyết. Còn một số nữ sinh khác là tâm lý sợ tiêm dẫn tới phản ứng dây chuyền. Ngay sau khi sự vệc xảy ra, chúng tôi cũng đã báo cáo lên với Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kỳ Anh”.

Trước đó, cũng có một số học sinh tại Trường THCS Duy Tân và THCS Thắng Nhì, TP Vũng Tàu có biểu hiện khó thở, chóng mặt, nhức đầu… Trường THCS Bình Trị Đông A (TP HCM) cũng có 4 em bị chóng mặt, lo âu, mệt mỏi… sau khi tiêm vaccine Sởi - Rubella.

Liên quan đến các trường hợp choáng, đau đầu, xỉu phải nhập viện chăm sóc y tế tại một số trường học mới đây, ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: “Nguyên nhân do các học sinh có tâm lý lo lắng, phản ứng dây chuyền chứ không phải do chất lượng vaccine”.

Không nên hoang mang

Trong quá trình triển khai chiến dịch Sởi - Rubella ghi nhận một số rất ít các trường hợp có hiện tượng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi đồng loạt xảy ra với học sinh khi tham gia tiêm tại điểm tiêm ở nhà trường. Nguyên nhân là hiện tượng phản ứng tâm lý dây chuyền do quá lo lắng của trẻ khi tiêm chủng. Hiện tượng này đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.

Thực hiện đúng quy trình tiêm chủng và chủ động phòng tránh phản ứng tâm lý sau tiêm

Ông Trần Đắc Phu cho biết thêm: “Trong quá trình tiêm chủng, khi có một học sinh mệt mỏi thì sẽ gây lo lắng ở bạn khác và xuất hiện những triệu chứng giống nhau. Với những trường hợp này, các bác sỹ đã thăm khám và theo dõi. Chỉ sau thời gian ngắn, sức khỏe của các em ổn định”.

Chính vì vậy để phòng tránh hiện tượng phản ứng tâm lý dây chuyền, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các cơ sở y tế, các trường học cũng như phụ huynh các em nên:

1. Tiêm phòng cho những trẻ ít sợ tiêm trước.

2. Bố trí phòng chờ riêng biệt, không để trẻ ngồi chờ quá lâu và thấy các bạn khác tiêm gây tâm lý căng thẳng.

3. Bố trí các thầy cô giáo, cán bộ y tế hoặc cán bộ đoàn thanh niên động viên, giải thích để trẻ yên tâm, bớt lo lắng trước khi tiêm chủng.

4. Các bà mẹ cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm chủng, các cơ sở tiêm chủng có đủ nước đường cho trẻ uống.

5. Thực hiện công tác tư vấn, theo dõi sau tiêm chủng đầy đủ.

6. Khi trẻ có biểu hiện hiện tượng trên, cần cách ly trẻ riêng biệt ngay và chăm sóc y tế tránh phản ứng dây chuyền.

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine Sởi - Rubella:
- Có tiền sử sốc hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vaccine chứa thành phần Sởi hoặc Rubella như: sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở, sốc.
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vaccine, ví dụ với neomycin.
- Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan). Tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng bẩm sinh hoặc mắc phải (AIDS).
- phụ nữ có thai và các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn