- Chuyên đề:
- Suy tim
Phụ nữ cũng cần cẩn thận với nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch
Thiếu máu cơ tim, huyết áp thấp uống TPCN Ích Tâm Khang được không?
Điều trị hở van tim 3 lá nhẹ như thế nào?
Hở van tim 2 lá, hở van động mạch chủ nên uống thuốc gì?
Tại sao người bệnh suy tim cần chú ý kiểm soát bệnh trong mùa Đông?
Theo nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí JAMA Cardiology (Mỹ), các nhà khoa học từ Viện Tim mạch Smidt (Mỹ) đã tiến hành khảo sát gần 145.000 kết quả đo huyết áp từ 32.833 người tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 5 - 98.
Thay vì so sánh kết quả giữa hai giới, các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả đo trong từng giới riêng biệt. Sau 43 năm, các nhà khoa học chỉ ra rằng tỷ lệ tăng huyết áp có xu hướng khởi phát sớm hơn ở nữ giới so với nam giới.
Theo đó, các nhà khoa học chỉ ra rằng chức năng tim mạch của phụ nữ bắt đầu xấu đi nhanh hơn nam giới và tình trạng này bắt đầu vào khoảng những năm 30 tuổi. Mạch máu từ các động mạch chính đến các mao mạch nhỏ của nữ giới có xu hướng lão hóa, trở nên kém hiệu quả nhanh hơn so với nam giới.
Mạch máu của nữ giới có xu hướng lão hóa nhanh hơn so với nam giới
Phụ nữ cũng có xu hướng gặp các vấn đề huyết áp ở độ tuổi trẻ hơn so với nam giới. Ngược lại, ở cánh mày râu, nguy cơ mắc các vấn đề huyết áp có xu hướng dần trở nên ổn định hơn theo thời gian.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, phụ nữ ngoài 30 tuổi bị tăng huyết áp dễ mắc phải các bệnh lý tim mạch (như đau tim, đột quỵ, suy tim…) hơn so với nam giới cùng tuổi.
Các chuyên gia cho biết, những phát hiện này đã làm thay đổi quan niệm cho rằng các bệnh tim mạch ở phụ nữ trung bình phát triển muộn hơn nam giới từ 10 - 20 năm.
Trước đây, các nhà khoa học tin thấy rằng nam giới dễ bị tăng huyết áp hơn so với nữ giới, đặc biệt là dưới 50 tuổi. Sau tuổi 50, phụ nữ được cho là có nguy cơ cao hơn vì những thay đổi hormone trong thời kỳ mãn kinh. Những thay đổi hormone này dẫn đến tình trạng tăng cân, làm cho huyết áp nhạy cảm hơn, khiến máu khó lưu thông hơn trong cơ thể.
Trên thực tế, bệnh tăng huyết áp buộc trái tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị, tình trạng này có thể gây ra sẹo và làm hỏng các động mạch.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Susan Cheng cho biết: “Từ lâu, chúng ta vẫn tin rằng phụ nữ chỉ “bắt kịp” nam giới về nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khi đã qua thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nữ giới có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch nhất định ở những thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tốc độ tăng huyết áp ở nữ giới cao hơn đáng kể so với nam giới và tình trạng này cũng bắt đầu sớm hơn”.
Christine Albert, đồng tác giả nghiên cứu cho biết, nghiên cứu này sẽ giúp mở ra hướng đi mới cho các bác sỹ trong việc điều trị, cũng như cho các chuyên gia nghiên cứu bệnh lý tim mạch ở phụ nữ.
Tăng huyết áp nguy hiểm thế nào?
Huyết áp tăng cao có thể gây áp lực cho các mạch máu, tim và các cơ quan khác như não bộ, thận và mắt. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tới tính mạng như đau tim, đột quỵ, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ, suy tim…
Vi Bùi H+ (Theo Dailymail)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.
Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn