Dự kiến tháng 5/2016, trẻ sẽ được tiêm vaccine bại liệt bất hoạt
20 triệu trẻ em đã được tiêm vaccine Sởi - Rubella miễn phí
Trẻ 4 tháng tuổi tử vong sau tiêm vaccine
Nhận diện 6 phản ứng sau khi tiêm vaccine cho trẻ
Hà Nội: Chen lấn xếp hàng chờ tiêm vaccine 5 trong 1 dịch vụ
Công bố chiều 4/8, tiến sỹ Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, ngành y tế đang lập kế hoạch để đưa 1 - 2 vaccine mới vào tiêm miễn phí trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Trước mắt từ tháng 6 vừa qua đã bắt đầu tiêm mũi sởi-rubella khi trẻ được 18 tháng tuổi thay thế mũi sởi đơn nhắc lại. Sắp tới sẽ tiêm tiếp mũi này cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Dự kiến tháng 5/2016, trẻ sẽ được tiêm vaccine bại liệt bất hoạt thay cho vaccine bại liệt đường uống giảm độc lực hiện nay. Theo đó, mỗi trẻ được tiêm một mũi kết hợp với sử dụng 3 liều bại liệt dạng uống.
Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt năm 2000 và duy trì được thành quả này trong 15 năm qua. Tuy nhiên để duy trì hiệu quả này thì cần chuyển sang vaccine dạng tiêm. Lý do là loại uống thải virus sống giảm độc lực của vaccine ra ngoài môi trường, trong điều kiện nhất định độc lực quay trở lại có thể gây bệnh. Nếu dùng vaccine bại liệt đường tiêm thì sau vài năm có thể dừng vaccine bại liệt do môi trường sạch.
Theo chiến lược thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu, vaccine đường uống sau này sẽ dần chuyển sang bại liệt dạng tiêm. vaccine đường uống được sử dụng khi bệnh dịch đang lưu hành có tác dụng rất hiệu quả, tạo miễn dịch cao, cắt đứt đường lây nhiễm. Đến khi ca bệnh giảm ổn định, để tiến tới thanh toán bệnh toàn cầu thì chuyển sang dạng tiêm.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tự sản xuất được vaccine ngừa tiêu chảy do rotavirus. Thời gian tới, Viện có kế hoạch đưa vào tiêm cho trẻ. Chương trình tiêm mở rộng hiện có 11 loại vaccine phòng 12 bệnh (2 loại mới nhất vừa được đưa vào là phòng sởi-rubella và viêm não Nhật Bản).
Bình luận của bạn