Thói quen ăn nhanh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn
8 lý do bạn nhanh thấy đói dù vừa mới ăn xong
5 nguyên nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa
Ăn rau xanh hay trái cây sẽ giúp bạn giảm cân nhanh hơn?
6 cách giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể
Các đối tượng tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đều được khảo sát về chế độ ăn uống, hoạt động thể chất hàng ngày và lịch sử y tế của họ.
Ban đầu nghiên cứu, không ai bị mắc hội chứng chuyển hóa (bao gồm tăng huyết áp, mỡ máu cao và đường huyết cao). Tuy nhiên, sau 5 năm nghiên cứu, 84 người đã được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, và tốc độ ăn uống của họ là một yếu tố được cho là ảnh hưởng chính, theo kết quả đăng trên Tạp chí Circulation.
Theo các nhà nghiên cứu, những người ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn 89% so với những người ăn chậm và bình thường. Ngoài ra, những người ăn nhanh cũng tăng cân nhiều hơn, vòng eo lớn hơn và lượng đường huyết cao hơn so với những người nhai chậm.
Bác sỹ Takayuki Yamaji, tác giả nghiên cứu thuộc trường Đại học Hiroshima (Nhật Bản) cho biết: "Ăn nhanh gây ra biến động glucose lớn hơn, có thể dẫn đến kháng insulin. Khi mọi người ăn nhanh, họ có xu hướng không cảm thấy no và có nhiều khả năng ăn quá nhiều".
Nghiên cứu trước đây cũng "ủng hộ" lợi ích của việc ăn chậm. Một nghiên cứu ở New Zealand cho thấy những người phụ nữ ăn nhanh có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn, và một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy cả đàn ông khỏe mạnh và béo phì đều ăn ít hơn khi được nhai 40 lần thay vì 15 lần trước khi nuốt.
Nghiên cứu sơ bộ thậm chí còn cho thấy việc nhai thức ăn lâu hơn có thể đốt cháy nhiều calo hơn lên tới khoảng 1.000 calo mỗi tháng.
Bình luận của bạn